Cây Lưỡi Hổ
Cây Lưỡi Hổ có tác dụng
trừ tà, xua đuổi ma quỷ, những điều xui xẻo, xua đi bùa chú. Lá cây thường mọc
thẳng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên cũng như sự kiên cường của người
trồng. Cây còn mang ý nghĩa may mắn, giúp gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào
tiền bạc
Giới thiệu cây Lưỡi Hổ
Tên khác: Hổ Vĩ, Lưỡi
Cọp, Hổ Thiệt, Lưỡi Mẹ Vợ
Tên tiếng Anh: Snake
Plant
Tên khoa học:
Sansevieria trifasciata
Họ: Măng tây
Xuất xứ: vùng nhiệt
đới Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á.
Đặc điểm
Lưỡi Hổ là loài cây
mọng nước, thực vật không có thân trên mặt đất, mọc thẳng đứng, có thể cao đến
80cm, cây có thân rễ.
Lá Lưỡi Hổ dày, cứng,
hình như lưỡi dao, mọc thành bụi từ 5-6 lá. Lá kết hợp hài hòa giữa các màu
xanh bóng, xanh đậm và hai dải màu vàng kéo dài từ gốc đến ngọn.
Lưỡi Hổ có hoa, hoa
màu trắng nhạt mềm mại, có 6 cánh thuôn dài 3,5cm.
Trên thế giới có cỡ 70
loài Lưỡi Hổ khác nhau, ở VN ngoài cây Lưỡi Hổ như chúng ta thường thấy, thì
Lưỡi Hổ Thái, Lưỡi Hổ Mèo, Lưỡi Hổ Vàng Hahnii cũng tương đối phổ biến.
Ý nghĩa phong thuỷ
Cây Lưỡi Hổ thường
được tặng / biếu vào các dịp lễ, Tết, dịp quan trọng như mừng tân gia, thăng
chức, có ý nghĩa như lời chúc đến với bạn bè, đối tác, tân gia được may mắn, an
cư lạc nghiệp, tài lộc dồi dào.
Theo phong thuỷ, cây
tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ giúp xua đuổi ma quỷ, trừ tà ma. Lá lưỡi
hổ mọc thẳng đứng từ gốc tượng trưng cho sức mạnh cá nhân.
Cây có màu xanh, viền
vàng, hình lưỡi dao, hình thù và gam màu này phù hợp với các mệnh Thổ, Kim. Các
tuổi thuộc 2 mệnh này sẽ hợp trồng Lưỡi Hổ trong nhà, tuy nhiên tuổi Ngọ thường
được cho là hợp trồng nhất.
Công dụng
Theo nghiên cứu từ
NASA, Lưỡi Hổ được chứng minh là hấp thụ độc tố gây ung thư như formaldehyde và
nitrogen oxide... và thường được trồng tại các khu vực như nhà máy sản xuất,
văn phòng toà nhà cao tầng.
Lưỡi Hổ rất phù hợp
nhất đặt trồng trong phòng ngủ, vì nhờ cơ chế quang hợp CAM, cây thải ra Oxy
vào ban đêm.
Thích hợp làm cây để
bàn và trang trí trong nhà. Đặc biệt thường được trồng xen vào các tiểu cảnh
sân vườn hoặc các thiết kế sân vườn mang tính phong thủy cao.
Ngoài ra, Lưỡi Hổ còn
được dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả trong Đông Y.
Cách chăm sóc
Ánh sáng: Cây chịu
được ánh nắng trực tiếp, nhưng vẫn sống khỏe mạnh trong nhà hoàn toàn hoặc bóng
râm.
Đất trồng: Cây có thể
trồng được với mọi loại đất từ đất tốt đến đất khô cằn kể cả đất pha cát và
sỏi. Đất trồng lưỡi hổ nên có độ kiềm cao.
Nước: Lưỡi hổ chịu hạn
cực tốt, không nên tưới nhiều vì cây chịu úng rất kém. Thời tiết mùa đông,có
thể tưới nước 1 tháng/ lần. Mùa hè khô hạn tăng cường hơn nhưng cũng ít hơn
nhiều so với các giống cây trồng khác khoảng 1tuần/lần.
Nhiệt độ: Cây Lưỡi Hổ
phát triển ở nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển từ 18-30oC, Nếu
nhiệt độ dưới 10oC kéo dài quá lâu có thể làm lưỡi hổ kém phát triển và chết.
Độ ẩm: Lưỡi hổ ưa khô
nên thích độ ẩm trung bình, nếu cao quá sẽ làm chết cây do thối rễ.
Phân bón: Cây lưỡi hổ
có khả năng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu dinh dưỡng trung bình, khoảng vài tháng
bạn bón phân cũng không sao, nhưng tránh bón vào mùa lạnh , lúc đó cây hấp thụ
kém.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!