Cây Bạch Mã Hoàng Tử

Cây Bạch Mã Hoàng Tử, hay còn được gọi tắt là cây Bạch Mã (Tên khoa học: Aglaonema Pseudobracteatum). Thuộc bộ (ordo) Alismatales, họ (familia) Araceae. Cây có xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu Á (Philippine, Malyasia).

Cây Bạch Mã Hoàng Tử có chiều cao trung bình khoảng 40 – 80 cm, tán rộng khoảng 30 – 35 cm, thân vươn thẳng. Thân cây trắng, gân lá màu trắng trong, lá dài vươn thẳng xanh mướt, tán lá lớn, cây thường mọc theo bụi vì cây con đâm chồi từ cây mẹ. Cây bạch mã hoàng tử thích nghi tốt với bóng râm nên có thể trồng ở những nơi ít ánh sáng mà cây vẫn sinh trưởng tốt.

Ý NGHĨA PHONG THỦY CÂY BẠCH MÃ HOÀNG TỬ

Ngựa Bạch Mã là một trong những loài ngựa hiếm và thường đi liền với những tướng quân giỏi, các hoàng tử và công chúa ở thời xưa, giúp các tướng quân đánh trận tốt hơn, đem đến đại thắng. Thì ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử này tương tự loài ngựa Bạch Mã giúp cho gia chủ phát triển con đường sự nghiệp nhanh chóng, thuận buồm xuôi gió và may mắn trong cuộc sống.

Cây Bạch Mã trồng trong nhà có tác dụng: Làm tăng độ ẩm không khí, đặc biệt đối với những môi trường thường xuyên sử dụng máy lạnh, trong văn phòng, phòng thực hành, phòng máy… Cây bạch mã giúp thanh lọc và điều hòa không khí rất tốt. Cây bạch mã hoàng rất tốt để đặt trên bàn làm việc, không những tốt cho sức khỏe mà còn tạo ra cảm giác tươi xanh mát mắt, giảm stress và căng thẳng trong cuộc sống, công việc.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY BẠCH MÃ HOÀNG TỬ

Cây Bạch Mã được trồng theo 2 dạng chính là trồng đất và thủy sinh, cả 2 loại đều rất dễ chăm sóc.

- Nước: Tùy vào môi trường mà ta tưới nước cho cây, tránh để cây bị khô quá, hay bị úng nước là được, trung bình ta tưới 1 tuần/1 -2 lần, mỗi lần chỉ cần ẩm đất.

- Nhiệt độ, ánh sáng: Nhiệt độ để cây sống và phát triển mạnh là từ 18 đến 24 °C, không lên để cây ở cạnh cửa kính có ánh nắng gắt chiếu vào dễ làm cây khô, táp lá, cũng tránh để ngay dưới chỗ điều hòa thổi trực tiếp. Nên để cây nơi có ánh nắng nhẹ hoặc dưới ánh điện và thoáng mát, như vậy cây sẽ luôn xanh tốt.

- Đất trồng: Loại đất thích hợp với đa số cây trồng trong nhà là tơi xốp, có nhiều mùn nhưng thoát nước tốt. Có thể sử dụng sơ dừa, trấu hun trộn thêm xỉ than để tạo tơi xốp cho cây.

Đối với cây Bạch Mã Hoàng Tử trồng thủy sinh thì chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt chất dinh dưỡng một tuần vào trong nước, khi thấy nước có mùi thì cần thay nước và loại bỏ rễ thối.

- Nhân giống: Cây thường được nhân giống bằng cách tách bụi.

    MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ CÂY BẠCH MÃ HOÀNG TỬ SỐNG LÂU

– Để cây nơi thoáng mát, có ánh nắng nhẹ chiếu vào đó là ánh sáng chiều tốt và sáng sớm.

– Không được tưới quá nhiều nước khiến đất ẩm thường xuyên.