Cây Chuông Vàng
Tên thường gọi: Cây chuông
vàng, cây hoa chuông vàng
Tên khoa học: Tabebuia
argentea
Họ: Núc Nác –
bignoniaceae
Xuất xứ: Nam mỹ
Các đặc điểm của
cây Chuông Vàng
Đặc điểm hình thái:
Chiều cao: Chiều
cao phổ biến của cây dao động từ 5-8m, nhưng trong điều kiện được chăm sóc tốt
thì nó có thể cao tới 15m
Hình dáng lá: Có dạng
lá kép chân vịt thường mọc thành cụm ở đầu cành, bóng trơn tru, mép nguyên, đầu
lá bầu, có màu xanh bạc. Chiều dài lá khoảng 5-8 cm
Hình dáng
hoa: Đúng với tên gọi của cây, hoa chuông vàng có màu vàng sặc sỡ, có hình
chuông, thường mọc thành chùm trên mỗi cành nhỏ. Điều đặc biệt ở loài cây này
là khi ra hoa lá thường rụng hết để lại một rừng hoa, sắc vàng của hoa bao trùm
toàn bộ cây, sáng rực cả một vùng trời. thời gian ra hoa thường vào khoảng
tháng 3-5.
Đặc điểm sinh lý:
Thời gian sinh
trưởng: Ở nước ta, thời điểm thích hợp nhất để trồng là vào mùa xuân ở khu
vực miền bắc, còn ở miền nam là từ tháng 4 khi mùa mưa bắt đầu
Phương pháp nhân
giống: Đào hố trước một tuần, hỗn hợp có trong bầu gồm xơ dừa-tro trấu-đất
mùn và phân xanh theo tỷ lệ (2:1:1:1). Khác với những loại cây khác có phương
pháp chiết cành thì cây chuông vàng được trồng từ cây
con, nghĩa là nó được tạo ra từ hạt. đặt miệng bầu ngang miệng hố. vì cành cây
giòn và dễ gãy nên chú ý chăm sóc cho cây, tránh ánh nắng gay gắt vào mùa khô
và gió rét vào mùa đông. Nên thường xuyên tưới một lượng nước vừa phải cho cây,
tránh tưới nhiều gây ngập úng.
Công dụng trong
cảnh quan của cây Chuông Vàng
Với màu sắc nổi bật
mang hơi hướng tươi mới may mắn và đặc biệt là cây có bóng mát nên cây
chuông vàng được trên khắp các con đường, trong khuôn viên trường học, biệt thự
hay khu đô thị nhà máy. Với khả năng làm sạch không khí thì bạn yên tâm khi
đứng dưới hàng cây cây chuông vàng nhé.
Một công dụng khác
mang hơi hướng tinh thần của cây chuông vàng là nó có thể tiếp thêm sức mạnh
cho bạn mỗi khi buồn hay chán nản, cần có động lực. Bởi bạn sẽ ngửi thấy được
mùi hương nhè nhẹ lan ra từ những chùm hoa chuông vàng, giúp bạn hít thở sâu
hơn và bớt căng thẳng.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng, hoa
chuông vàng có khả năng thôi miên con người bởi trong hoa có chứa chất gây ảo
giác scopolamine. Nhưng bạn cứ yên tâm nhé, trừ phi bạn ăn hoặc uống phải loại
hoa này thì mới rơi vào trạng thái vô thức thôi chứ ở góc độ thư giãn, ngắm
nhìn thì không sao nhé. Chính vì phát hiện này mà hoa chuông vàng được ứng dụng
vào việc bào chế ra các loại thuốc giảm đau, chống say tàu xe, trị hen suyễn…với
một lượng nhỏ, chỉ tính bằng milligram
Cách trồng và chăm sóc cây
chuông vàng
Trồng cây
chuông vàng hơi
phức tạp một chút. Đặc điểm của nó là không sống được trong chậu (như các giống
cây cảnh khác). Bạn buộc phải trồng nó trên đất. Đấy là lý do tại sao: cây
chuông vàng có nhiều ở công viên, vỉa hè hay sân vườn biệt thự.
Có 2 cách nhân giống cây
chuông vàng: bằng hạt hoặc giâm cành. Khi cây còn nhỏ, phải che chắn kỹ càng.
Trước khi trồng cây xuống đất, phải đào hố trước 1 tuần. Công đoạn này không
mấy dễ dàng. Đất trồng cây chuông vàng phải có độ tơi xốp nhất định. Để cây chuông
vàng sinh trưởng tốt, người ta thường trộn các loại tro trấu, đất mùn, phân
xanh,… vào đất trồng.
Do sở thích, nhiều người
đã nhân giống cây chuông vàng dưới
dạng cây nhỏ. Sau đó trồng vào chậu để làm cảnh. Cây chuông vàng vẫn có thể
sống và ra hoa. Song nó không thể đẹp như giống cây nguyên bản được.
Cây chuông vàng thích
hợp với môi trường có ánh sáng (nhưng không quá nắng). Chính vì vậy, người ta
thường trồng cây chuông vàng đan xen với những giống cây xanh khác.
Về chế độ nước, bạn nên
tưới nước cho cây 1-2 lần/1 ngày. Lưu ý lượng nước vừa đủ, không quá nhiều. Khi
tưới cây, bạn chọn khoảng cách thích hợp để phun nước. Tốt nhất nên phun nước
cách xa hoa và lá cây chừng 10cm. Nếu phun nước quá gần, hoa chuông vàng có thể
bị nát.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!