Cây Hoa Lồng Đèn
Với hình dáng tuyệt đẹp như
nàng tiên mặc bộ váy tầng xếp li rực rỡ đang say sưa múa, hoa lồng đèn
được coi là loại cây cảnh có tiếng. Dưới ánh nắng chan hòa, hoa lồng đèn toát
lên vẻ đẹp dịu dàng nhưng không kém phần rực rỡ với đủ các gam màu tím, đỏ,
trắng, hồng, trông rất quyến rũ, đầy sức hút.
Ý nghĩa cây hoa lồng đèn
Trong thế giới các loài hoa,
hoa lồng đèn thể hiện tình yêu nồng nhiệt, yêu với cả trái tim. Ngoài ra hoa
lồng đèn còn thể hiện ý nghĩa về khiếu thẩm mỹ.
Đặc điểm nổi bật
cây hoa lồng đèn
Cây hoa lồng đèn còn có nhiều
tên gọi gây tò mò: phu nhân sành điệu, bông hồng xứ Castle,hoa bông tai công
nương, hoa vân anh, áo dạ hội, hồng hoa đăng…. Các tên gọi này giải thích
tại sao hoa lồng đèn lại có ý nghĩa về khiếu thẩm mỹ.
Lồng đèn có Tên khoa học: Fuchsia X hybrid thuộc họ Rau Mươn – Onagraceae xuất xứ từ Nam Mỹ. Lồng đèn thuộc loại cây thân thảo dạng bụi nhỏ, sống lâu năm, chiều cao khoảng 30-100cm. Thân cây màu tím đỏ, giòn, dễ gẫy, cây nhiều cành nhánh. Lá cây hình trái xoan, hơi nhọn ở đầu, lá nhỏ màu xanh tím, mép nguyên, mọc đối xứng. Hoa lồng đèn có hình dáng ngộ nghĩnh, bắt mắt, độc đáo, tuyệt đẹp với nhiều màu sắc rực rỡ nhưng phối trộn hài hòa làm bông hoa có vẻ đẹp duyên dáng. Hình dáng lồng đèn giống nàng tiên đang múa với bộ váy tầng trên thường có màu đỏ, tầng dưới là màu trắng, hồng, tím, đỏ….hoặc luân phiên các màu. Ở giữa bông hoa có các tua dạng hoa dâm bụt. lồng đèn có hoa từ cuối thu đến đầu xuân. Nhìn tổng thể hoa lồng đèn giống như thiếu nữ vùng sơn cước mặc bộ váy nhiều tầng đang say sưa với những điệu múa hòa cùng làn gió.
Ứng dụng và trang trí cây hoa
lồng đèn
Vẻ đẹp lãng mạn của hoa cùng
hình dáng xinh xắn của cây khiến lồng đèn rất được ưa chuộng trong trang trí.
Lồng đèn thường được trồng chậu
trang trí ban công, hiên nhà, sân thượng ….là những nơi lý tưởng để lồng đèn
khoe sắc duyên dáng. Hoặc trồng trong các chậu treo trưng ở quán cà phê, khách
sạn, nhà hàng, sân vườn nhà phố…
Người ta trồng lồng đèn thành
bụi lớn, tạo giàn tô điểm cho căn nhà.
Cách trồng chăm sóc cây hoa lồng đèn
Cây hoa lồng đèn nở quanh năm
trong môi trường nhà kính, nếu trồng ngoài trời chúng ta cần chú ý một số điểm
sau:
Ánh sáng: Lồng đèn ưa ánh sáng vừa phải, cây chịu bóng bán phần,
cần chú ý che nắng gắt cho cây vào mùa hè để kiểm soát được nhiệt độ cho cây.
Nhiệt độ: Lồng đèn ưa mát nên
khoảng nhiệt độ phù hợp là 20-26oC sẽ khiến cây xum xuê, hoa đẹp rực rỡ. Nhiệt
độ dưới 15 hoặc trên 30 sẽ khiến cây sinh trưởng kém, xấu yếu.
Độ ẩm: Lồng đèn ưa ẩm
Đất trồng: Bộ rễ cây ăn nông, có xu hướng lan ngang nên trồng loại đất xốp, thoát nước
tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng để cây phát triển. Đất xấu, không thoáng khí có
thể làm rễ bị nghẹt, cây còi cọc.
Tưới nước: Lồng
đèn ưa ẩm, tùy điều kiện thời tiết nên tưới điều độ cho cây khi thấy đất trên
mặt chậu se khô. Chú ý tưới nước sạch, tốt nhất là nước mưa, sông, hồ, ao. Nếu
tưới nước máy nên để nước 2-3 ngày lắng để trung hòa chất tẩy rửa.
Cần chú ý trong điều
kiện ánh sáng kém hoặc nhiệt độ cao quá để điều tiết lượng nước tưới.
Bón phân: Nhu cầu dinh
dưỡng của cây lớn vì cây ra hoa nhiều, hàng tháng nên bón phân điều độ để cây
sinh trưởng tốt. Khi cây xấu yếu có thể hòa phân N-P-K giàu đạm tưới vào gốc từ
7-15 ngày đến khi cây phục hồi.
Nhân giống lồng đèn
bằng cách giâm cành
Một số sâu bệnh hại
lồng đèn: bướm trắng, rầy mềm, bù lạch, rệp bột, thối rễ, rệp vảy, nhện đỏ, rỉ
sắt. Phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh cây tốt, trồng nơi thoáng khí với
khoảng cách thích hợp
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!