Hồng thiên hương

Hồng thiên hương (hồng phúc) là loài cây cảnh rất được ưa chuộng. Hồng thiên hương (hồng phúc) là cây cho hoa quanh năm, thường được trồng để làm vòm cổng hoặc vườn đứng; khiến cho cảnh quan, sân vườn,… thêm thơ mộng, lãng mạn; làm giảm bớt sự thô cứng của tường gạch hay giá thể, khung vòm.

Đặc điểm chung của Hồng thiên hương (hồng phúc)

·       Tên thường gọi: Hồng thiên hương (hồng phúc)

·       Tên gọi khác:  Hoa leo hồng thiên lý

·       Tên khoa học: Podranea ricasoliana

·       Họ:  Bignoniaceae (họ Chùm ớt).

·       Nguồn gốc xuất xứ:  bờ biển phía đông của Nam Phi. 

Công dụng của Hồng thiên hương (hồng phúc)

Cây hồng thiên hương khỏe, dễ trồng và chăm sóc được trồng làm giàn hoa hoặc leo hàng rào, lan can, lưới mắt cáo, cổng nhà. Cây có thể bò cao nên thích hợp trồng hàng rào, tạo thành những hàng rào tự nhiên vừa chắc chắn vừa đẹp mắt. Tán lá của cây khá rậm rạp, độ che phủ rất tốt nên thường được trồng thành giàn để lấy bóng mát.

Cũng như nhiều cây cảnh khác, ngoài công dụng là làm đẹp, cây còn có khả năng hấp thụ khói bụi; các khí độc hại thường thấy giúp không khí được trong lành. Hơn nữa với mùi thơm man mát dịu nhẹ của cây còn giúp tinh thần con người thêm thư thái, phấn chấn; giải tỏa bớt những áp lực, căng thẳng của cuộc sống thường ngày.

Chúng tôi cũng có những cây hoa đẹp như bướm hồng, bướm đỏ rất được ưa chuộng làm viền hoa, trang trí, leo giàn,….

Vị trí trồng, trang trí của Hồng thiên hương (hồng phúc)

Bạn có thể trồng cây hồng thiên hương để chúng bò lên tường tạo thành những bức tường xanh, hoặc làm hàng rào; vòm cổng hay vườn đứng,…, trang trí tiểu cảnh sân vườn, biệt thự.

Đối tượng hay sử dụng Hồng thiên hương (hồng phúc)

Hồng thiên hương (hồng phúc) được các biệt thự, các gia đình,… yêu thích và sử dụng rất nhiều. Đối với những nhà biệt thự hoặc khu nhà có khuôn viên vườn rộng; những nhà vườn, khu sinh thái…;việc tạo nên một hàng rào hồng thiên hương sẽ tạo nên điểm nhấn trong cảnh quan chung.

Đặc điểm hình thái của Hồng thiên hương (hồng phúc)

Thân: Cây dây leo, thân gỗ thường xanh, thân có thể dài từ 3-5m, nếu phát triển tốt có thể lên đến 10m

Tán: Tán lá rậm rạp, độ che phủ rộng

Lá: Lá cây hồng thiên hương (hồng phúc) dài từ 2-5cm, thuôn dài, hình bầu dục và có răng cưa; không có lông, màu xanh bóng, thuộc lớp hai lá mầm.

Hoa: Hồng thiên hương (hồng phúc) có hoa dạng chùm; hoa lớn với cánh tràng hợp thành ống cong trên chia 5 thùy lớn bằng nhau xòe rộng. Hoa màu hồng nhạt, thơm với các gân màu đỏ hồng đặc biệt bên trong ống. Hoa hồng thiên lý hầu như nở quanh năm, nhưng nở ít vào mùa đông. 

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của Hồng thiên hương (hồng phúc)

Cây hồng thiên hương (hồng phúc) thuộc loại cây thân leo khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc. Cây được phân bố rộng khắp cả nước từ Hà Nội đến những làng hoa như Sa Đéc hay Đà Lạt,…

Tốc độ sinh trưởng: Hồng thiên hương (hồng phúc) có tốc độ sinh trưởng nhanh

Phù hợp với Cây ưa thích ánh nắng nhưng cũng có thể sống được ở nơi có bóng râm. Hồng thiên hương (hồng phúc) ưa nắng và khí hậu nóng ẩm nên rất phù hợp với khí hậu nước ta

Cách lựa chọn hồng thiên hương (hồng phúc)

Nhu cầu về cây cảnh trang trí ngày càng nhiều, sản phẩm cũng theo đó mà đa dạng, phong phú hơn. Để có được cây Hồng thiên hương (hồng phúc) đẹp nhất bạn nên chú ý đến những điều kiện chăm sóc của cây; để cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.

Cách chăm sóc Hồng thiên hương (hồng phúc)

Hồng thiên hương (hồng phúc) ưa sáng nơi ánh nắng mặt trời đầy đủ. Hồng thiên hương (hồng phúc) khỏe, dễ trồng và chăm sóc được trồng làm giàn hoa hoặc leo hàng rào; lan can, lưới mắt cáo, cổng nhà như cây bông giấy.

Chế độ Nước: Nước cần thiết trong mọi giai đoạn sinh trưởng của cây nên bạn chú ý tưới nước đầy đủ cho cây.

Đất trồng:  Hồng thiên hương (hồng phúc) sinh trưởng tốt trong môi trường đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng

Những lưu ý khi chăm sóc Hồng thiên hương (hồng phúc)

Cách chăm sóc Hồng thiên hương cơ bản như sau: Khi đã lựa chọn cây Hồng thiên hương (hồng phúc) để trang trí cho không gian sống của mình thì bạn cần lưu ý những điều sau: Bạn không nên tưới quá nhiều nước, dễ khiến gốc cây bị ngập úng gây thối rễ. Cây cần được cắt tỉa và bón phân hàng năm sau khi hoa tàn để giúp cây phục hồi và phát triển cành nhánh, sinh sôi, nảy nở vào mùa sau.

Khi cây xuất hiện các bông tàn, lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi.

Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.

Các cây hoa quanh năm đa phần rất dễ chăm sóc mà lại mang tính thẩm mĩ cao như cây rạng đông hoa đỏ.