Cây Huyết Dụ
Cây Huyết Dụ hay còn được gọi với nhiều tên khác như cây Huyết dụ lá đỏ,
cây Phất dụ, cây Thiết dụ, cây Long huyết. Cây có
nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới.
Đặc
điểm hình thái của cây Huyết Dụ
Huyết Dụ là cây thân gỗ
mọc theo bụi thường xanh, dáng thân và tán lá rất đẹp thu hút người nhìn. Thân
Huyết Dụ sần sùi nhiều đốt như các thân cây thuộc họ cau dừa. Chúng không phân
cành và nhánh nhỏ và có chiều cao tối đa có khi chỉ tầm 3m. Lá cây mọc dải từ
gốc nhưng tập trung nhiều ở phần ngọn. Lá dài từ 20-50cm. đầu lá thuôn nhọn,
mép lá nguyên lượn sóng. Màu sắc của lá được pha trộn nhiều màu như màu xanh
hơi tía, màu đỏ tía, hồng tím… Cuống lá dài. Khi già cuống lá rụng để lại sẹo
như phân đốt trên thân cây. Đây là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ đẹp của
cây.
Hoa Huyết Dụ nhỏ,
mọc thành chùm với nhiều nhánh. Mỗi nhánh hoa lại có rất nhiều bông hoa nhỏ
vì vây chùm hoa Huyết Dụ rất to và dài. Mỗi bông gồm 8-10 cánh hoa nhỏ xếp
thành 2 tầng sát nhau và cụp xuống cuống chung bao bọc lấy 6 nhị ở giữa. Từ đỉnh
các nhị lại nở ra bầu có 3 cánh nhỏ li ti màu vàng. Hoa Tuyết Dụ có nhiều màu
khác nhau như tím nhạt, trắng hồng, trắng…
Quả Huyết Dụ hình cầu nhìn rất mọng và có màu đỏ.
Quả mọc thành chùm dài trĩu xuống. Cây ra hoa vào mùa đông và ra quả vào mùa
xuân.
Đặc điểm sinh trưởng của Cây Huyết Dụ
Huyết Dụ là loại cây ưa
ánh sáng hoặc chịu bóng bán phần, ưa ẩm. Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
Ý
nghĩa của cây Huyết Dụ
Trong phong thủy người ta
tin rằng Huyết Dụ mang lại may mắn, có tác dụng giữ tiền của, tài lộc cho gia
chủ. Không những thế Huyết Dụ còn có thể ngăn, xua đuổi tà ma tấn công ngôi nhà.
Tác dụng của Cây
Huyết Dụ
Với màu sắc tươi tắn, hấp
dẫn mang dáng vẻ sang trọng, cây Huyết Dụ thường được dùng làm cây xanh trang
trí trong công viên, dọc lối đi, bồn hoa công cộng… mang lại màu sắc tươi tắn
cho không gian xung quanh.
Huyết Dụ cũng được trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn, thiết kế
hòn non bộ. Cây cũng được trồng nhiều trong chậu trang trí phòng khách, cửa sổ,
văn phòng, hội trường, khách sạn… Hay được trồng thành hàng rào quanh ngôi nhà
nhằm tôn tạo cảnh quan, xua đuổi, ngăn chặn tà ma.
Ngoài ra, Huyết Dụ còn có
công dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Một số bộ phận của cây có thể chữa ho ra máu,
điều kinh, phong thấp,…
Kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây Huyết Dụ
Cách
nhân giống cây Huyết Dụ
Nhân giống Cây Huyết Dụ
bằng cách giâm cành. Thời vụ cắt cành giâm hợp lý là vào tháng 4-5. Chọn cây
giống có tuổi thọ 1 năm, rồi cắt cành giâm dài khoảng 50- 80cm. Cắm cành vào
nơi đất ẩm, râm mát, sau 30 ngày cành phát triển rễ. Khi đó ta có thể đánh nhẹ
nhàng bầu cây ra trồng ở một nơi khác.
Cách
trồng cây Huyết Dụ
Vị trí trồng hay chậu
trồng phải có chỗ thoát nước tốt. Đất trồng phải tơi xốp không có tính kiềm,
giàu dinh dưỡng. Khi trồng cây trong chậu ta lấp lượng đất phủ hết đến cổ rễ
của cây và ấn chặt để cây đứng thẳng. Tưới nước đẫm đất sau khi trồng cây.
Cách chăm sóc cây Huyết
Dụ
Thường xuyên tưới nước cho
cây nhưng tránh để đất quá khô hay ứ nước đều ảnh hưởng đến sự phát triển của
cây. Đặc biệt cây chịu hạn kém, khi bị thiếu nước cây lá cây sẽ bị héo và
chuyển màu nâu.
Khi trồng cây trong chậu
ta nên thay chậu 1 lần vào mùa xuân hàng năm. Chú ý bón phân hữu cơ, phân vi sinh
cho cây nhưng không bón vào mùa đông. Cắt tỉa các nhánh lá tàn, loại bỏ các lá
bị sâu bệnh để tránh ảnh hưởng, lây sang các cành, lá khác.
Cách phòng trị sâu bệnh
cho cây Huyết Dụ
Cây Huyết Dụ hay mắc bệnh
trĩ ta dùng thuốc trừ sâu để trị bệnh sau đó cạo phần thân bị bệnh rồi rửa bằng
nước xà phòng và nước sạch để trị bệnh.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!