Mai xanh thái
Mai xanh thái là giống cây leo có
hoa dễ trồng, phù hợp với thời tiết ở nước ta. Giống như cây tử đằng, mai
xanh thái là cây
ưa nắng, được trồng ở trước cổng, hiên nhà, hoặc làm giàn giúp che nắng
và trang trí ngôi nhà rất ấn tượng và bắt mắt. Ngoài ra, hoa mai xanh thái còn là biểu tượng của sự hạnh phúc, giàu sang phú quý,
trồng cây trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc cho gia chủ.
Tên thường gọi: mai xanh
thái
Tên khác:cây hoa Giấy
Nhám, Bông Xanh, Chìm Xanh
Tên khoa học là Petrea
Volubilis
Họ: Cỏ roi ngựa
(Verbenaceae)
Nguồn gốc: Mexico và Trung
Mỹ.
Đặc điểm của cây hoa
mai xanh thái.
Cây hoa mai xanh thái là cây ưa sáng, phù
hợp với vùng đất có tính axit. Cây sống bền, phát triển khá mạnh, tốc độ leo
nhanh, nếu cây không có gì để bám, nó sẽ tự phát triển thành dạng cây bụi tròn.
Hoa mai xanh là loài cây
leo - rủ có hoa, thân gỗ, có vỏ ngoài màu xám, có chiều dài có thể lên
đến 12m.
Lá thường có hình bầu dục,
tương đối to, dài từ 12 – 24cm, lá cứng, có vân khi sờ vào có cảm giác giống
như giấy nhám.
Hoa mai xanh mọc thành cụm to
khoảng 30cm, mỗi cụm có từ 15 -30 bông hoa, thường có màu xanh hoặc màu xanh
tím. Hoa có cấu tạo đặc biệt, đài hoa biến đổi thành 5 cánh dài và hẹp, mỗi
cánh hoa có 1 gân tím ở giữa, khi nở cánh hoa cuống cong nhẹ. Hoa nở vào mùa
xuân, ít hơn vào cuối hè.
Ứng dụng của mai xanh thái
- Vì khả năng leo nhanh, tán lá dày, cây ít
rụng lá, ít sâu bệnh, nên mai xanh thái được ưa thích trồng
trước hiên nhà, trồng ban công hướng tây, hoặc sân thượng để che nắng.
- Hoa mai xanh thái có màu
xanh tím đặc trưng rủ thành từng chùm nổi bật, nếu trồng trước nhà sẽ tạo cho
ngôi nhà điểm nhấn đặc biệt đặc biệt, thu hút mọi ánh nhìn.Ngoài ra, loại cây
này còn có khả năng thanh lọc bầu không khí, điều hòa lại nhiệt độ cho căn nhà.
- Ngoài được trồng thành giàn leo trang trí
cho nhà cửa, hoa mai xanh có thể ứng theo một cách độc đáo
khác như tạo dáng thành cây bonsai hoặc trồng dưới các cây khác để leo bám, kết
hợp với nhau tạo thành những màu sắc ấn tượng.
Cách trồng và chăm sóc
cây hoa mai xanh thái:
* Cách trồng:
Trước khi trồng, bạn cần
làm tơi đất lên và bón thêm mùn, phân hữu cơ cho đất, sau đó đào hố nhỏ vừa đủ
với bầu đất. Sau đó, tháo túi bầu đất của cây ra, đặt thẳng cây xuống và lấp
đất đầy hố, cuối cùng tiến hành tưới đẫm nước cho cây hồi phục và phát triển.
- Nên trồng mai xanh thái
vào mùa xuân hoặc mùa thu,khi thời tiết mát mẻ, là điều kiện lý tưởng cho
cây phát triển tốt nhất.
* Cách chăm sóc để mai
xanh thái ra sai hoa:
- Đất trồng
Hoa mai xanh không kén chọn đất
trồng, tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn, vẫn
chọn loại đất thích hợp nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt như đất thịt pha
cát, bón thêm mùn hoặc phân hữu tăng độ dinh dưỡng cho đất.
- Tưới nước:
Sau khi vừa trồng xong,
cây rất cần nước để hồi phục và phát triển, vì vậy giai đoạn này cần cung cấp
đầy đủ cho cây, vào những ngày nắng gắt, mùa khô cũng cần làm như vậy, thực
hiện tưới 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát. Vào mùa mưa, nên giảm lượng
nước lại hoặc có thể ngưng tưới, thay vào đó nên tiến hành thoát nước kịp thời
cho cây, trước khi cây bị ngập úng, dẫn đến thối rễ.
- Nhiệt độ
Hoa mai xanh rất ưa ánh sáng
mạnh, vì vậy nên đặt, trồng cây ở vị trí có nhiều nắng, nhiệt độ phù hợp để cây
thuận lợi phát triển.
- Phân bón
Hoa mai xanh rất dễ phát
triển nên bạn không cần bón phân nhiều. trung bình bón phân NPK 2-3 lần/năm,
mỗi lần cách nhau 3 tháng để cũng cấp dinh dưỡng cho cây là được.
- Tỉa cành
Cần cắt tỉa các cành mọc
vượt, bị sâu bệnh, cành tăm, cành khô, hay những cành không ra hoa thường
xuyên. Để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành chính, đồng thời giúp cây
thông thoáng, phòng tránh được sâu bệnh. Ngoài ra, để hoa ra vào đúng dịp tết
nên tiến hành tuốt lá trước tết 60 ngày.
- Phòng trừ sâu bệnh hại
Hoa mai xanh có khả năng chống
chịu, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết khác nhau, vì vậy cây có khả năng
sinh trưởng, phát triển rất tốt, đề kháng cao nên sâu bệnh khó gây hại được cho
cây. Tuy nhiên, cũng cần thường xuyên kiểm tra, chú ý đến các loại sâu bệnh gây
hại cho cây như sâu đục thân, sâu bướm,… để kịp thời có những biện pháp phòng
trừ hiệu quả.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!