Cây Thiết Mộc Lan (Phát Tài)
Cây thiết mộc lan còn được gọi với nhiều tên Cây Phát Tài, cây Phất Dụ Thơm.
Cây thiết mộc lan được sử dụng nhiều cho văn phòng, phòng khách, phòng làm việc để mang lại may mắn tài vận cho gia chủ.
Ý nghĩa cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan thuộc cây nội thất phong thủy, mang đến sự phát tài, may mắn, thuận lợi cho chủ nhân. Đặc điểm nổi bật của cây là khi bị cưa hay cắt thì cây sẽ đâm chồi, nảy lộc xung quanh vị trí bị cắt đi – nhánh mới đó tượng trưng cho lộc mới. Theo đó Khi mua thiết mộc lan người ta chọn cây theo lộc với ý nghĩa như sau: 2 – tình duyên; 3 –sự hạnh phúc; 5 –sức khỏe; 8 –tài lộc; 9 –thời vận.
Cây thiết mộc lan cây cảnh nội thất đẹp
Thiết mộc lan còn rất được ưa chuộng bởi có khả năng thanh lọc, loại bỏ những độc tố trong không khí, đem đến cho chủ nhân cảm giác thoải mái, dễ chịu, tinh thần lạc quan.
Cây thiết mộc lan làm cây văn phòng đẹp
Đặc điểm cây thiết mộc lan
Cây thiết mộc lan thuộc loại cây thân gỗ Tên khoa học: Dracaena fragrans thuộc Họ Huyết dụ -Dracaenaceae . Lá thiết mộc lan thuôn dài,có hai loại màu xanh hoặc trên phiến lá có hai màu xanh và kẻ sọc vàng.Ngoài sự phân chia theo màu sắc lá, thiết mộc lan còn được phân chia theo cách ghép thân:
Thiết Mộc Lan gốc trông bề thế giàu sức sống: gồm 1 thân gốc lớn, nhiều nhánh, đẹp tự nhiên, mỗi nhánh có 3-5 lộc nảy chồiThiết Mộc Lan khúc – thân: là loại thiết mộc lan được cưa thành đoạn, rồi trồng xuống đất, phía gốc mọc rễ, trên đỉnh mọc mầm. Các đoạn này được trồng phối hợp trong chậu với ý nghĩa theo số lượng như trên. Nếu gốc có dáng thế đẹp, có nhiều lộc người ta thường lựa chọn, cưa ngắn trồng cây thủy sinh hay để bàn .
Cách trồng chăm sóc cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan nên trồng phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà , nơi có ánh sáng thích hợp cho cây – hướng đại diện cho Mộc.
Thiết mộc lan là cây thân gỗ khỏe, ưa bóng râm nên thích hợp trồng cây nội thất, cây cảnh văn phòng. Thiết mộc lan dễ trồng và chăm sóc chúng ta cùng tìm hiểu Cách chăm sóc cây thiết mộc lan đẹp và bền trong văn phòng:
Ánh sáng: nên trưng cây phát tài ở gần cửa kính,cửa sổ, sảnh lớn hay hành lang để có ánh sáng khuếch tán vừa đủ.
Nước: thiết mộc lan là loài cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới trung bình,lại để trong nhà nên chỉ cần tưới vừa phải cho cây. Hàng tuần tùy điều kiện thời tiết, bạn tưới 2-3 lần đều quanh gốc với lượng nước từ 0,5-1 lít tùy kích thước chậu.Khi thấy mặt chậu se khô hãy tưới. Cây thiết mộc lan ghép thì tưới lượng nước ít hơn thiết mộc lan gốc. Thường xuyên chú ý quan sát gốc để tránh cây bị thối gốc.
Phân bón: Hàng tháng bạn nên bón phân nhả chậ để kích thích rễ phát triển, mỗi chậu chọc khoảng 10-15 lỗ tùy kích thước chậu. Mỗi lỗ từ 5-7 hạt , giữa gốc và thành chậu. Độ sâu mỗi lỗ khoảng 1cm, sau đó lấp đất lên để phân không bị bốc hơi rồi tưới nước bình thường. Khi cây phát tài bị xấu yếu, ta hòa loãng phân theo tỷ lệ 8:1 nước:phân để tưới vào gốc.
Sâu bệnh: Cây phất dụ thường ít bị sâu bệnh gây hại
Ứng dụng cây trong trang trí cây thiết mộc lan
Với hình dáng đẹp, bền và ý nghĩa sâu sắc, cây thiết mộc lan được ưa chuộng làm cây cảnh văn phòng, cây nội thất, trồng trong nhà phong thủy. Người ta thường trưng thiết mộc lan trong phòng sếp, phòng họp, hành lang, đại sảnh lớn… ở các văn phòng, cao ốc, khách sạn, nhà hàng…
Những cây nhỏ,gốc đẹp để trồng vào chậu xinh xắn hoặc bình thủy tinh đẹp làm cây để bàn văn phòng, bàn ăn,phòng khách….
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!