Cây Tùng

Những cây tùng vững trãi thường tượng trưng cho người quân tử chính trực và dũng cảm được nhiều người ưa chuộng trồng làm cảnh ngay trước sân nhà của mình không chỉ làm đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy.

Khi nhắc đến cây tùng người ta thường nghĩ ngay đến các bậc quân tử chính trực. Với hình dáng to khỏe thô mộc thường mọc ở các vùng núi cao chịu sương gió. Đây là loại cây khá phổ biến được ưa chuộng nhất trong giới cây cảnh bonsai.

Để kể về các loại tùng ở Việt Nam thì có lẽ phải liệt kê ra khá nhiều vì thực ra theo thống kê có đến khoảng 50 loài tùng. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam phổ biến nhất vẫn là 6 loài được trồng phổ biến ở khắp cả nước từ Nam ra Bắc. Việc phân biệt chúng cũng không quá khó thường sẽ phân biệt bằng việc chia lá vảy và lá kim.


6 loại cây tùng được trồng phổ biến ở Việt Nam cụ thể là

Tùng la hán nhỏ: Loại cây này có lá khá nhỏ và đặc điểm nổi bật là bộ lá dày và xanh. Cây thường cao từ 15-20m và có thân dáng đứng thẳng khá vững trãi.

Tùng cối: Loại tùng này còn được gọi là cây duyên tùng. Là loại cây gần như phổ biến nhất nhì trong những loại tùng ở Việt Nam. Loại cây này có lá hình kim cành mọc ra nhiều nhánh dày và rậm. Lá có màu xanh sẫm hơn các loại tùng khác và chiều cao khoảng 15m.

Tùng liễu: Đây là một loại cây khá đặc biệt. Lá của chúng dài hình lá kim nhưng lại rủ xuống gần giống như lá liễu khá độc đáo. Chính vì vẻ đẹp của chúng mà tùng liễu thường được trồng ở gần hồ nước tỏa bóng khá đẹp.

Tùng bách tán: Đúng như theo tên gọi của chúng loại tùng này tán tỏa ra khá nhiều và được xếp thành nhiều tầng tán từ dưới lên trên ngọn. Cây cũng cao khoảng 15m và có thân thẳng khá vững chắc.

Cây bạch tùng đầu: Hay còn gọi với tên gọi cây thông nàng. Loại tùng này có dáng nhỏ nhắn hơn các loại tùng khác và có nhược điểm là lá khô hơn nên vẻ đẹp của chúng không dược như các loại tùng khác.

Tùng đuôi ngựa: Đây là loại tùng khá đẹp được nhiều người trồng trong nhà. Chúng thường được phân chia ra làm loại 2 lá, 3 lá và 5 lá. Trong số những loại này thì loại 5 lá là quý hơn cả.

Tại Việt Nam thì thông dụng nhất đó là 6 loại tùng này tuy nhiên để thông dụng nhất thì có hai loại thường được chọn trồng nhất đó chính là tùng la hán và tùng cối. Vẻ đẹp và dáng cây dễ uống dễ sống hơn hẳn mọi loại tùng khác.

Một số kinh nghiệm chăm sóc cây tùng

Hiện nay các giống tùng ở nước ta được trồng và nhân giống bằng phương pháp chủ yếu là nhân giống vô tính, giâm hoặc chiết cành. Cành được giâm trong nhà sẽ có chiều cao khoảng 15cm trở lên. Sau khoảng thời gian 1 tháng là có thể đưa ra được bên ngoài trồng ở các bầu để tiện chăm sóc. Những cây giống thành phẩm thường có chiều cao khoảng hơn 1 m và khỏe mạnh không sâu bệnh.

Yêu cầu đất trồng 

Theo nhiều người trồng cây cảnh bonsai có nhiều kinh nghiệm thường chia sẻ loại đất trồng thích hợp nhất với cây tùng nên có tỷ lệ đất các thành phần khác là 3 phần cát, 2 phần xơ dừa và 2 phần đất thịt. Đây là tỷ lệ khá phù hợp với nhiều loại cây Bonsai nói chung và loại tùng nói riêng.

Phương pháp chuyển chậu

Việc trồng cây tùng cũng giống như các loại cây khác bạn cần chú ý khâu chuyển chậu cho cây. Về thời điểm chuyển chậu thì hàng năm thời gian nào cũng được. Mùa hè bạn nên làm chi dăm và cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:

Khi đánh bầu bạn cần cắt rễ nhẹ nhàng để không làm xước bộ rễ. Với những cây nhỏ thì lại càng cần được chăm sóc để không làm vỡ bầu đất. Khi tiến hành chuyển đất bạn nên đưa chậu vào nơi thoáng mát nửa ngày. Khi đến 2-3 ngày bạn tuyệt đối không dược đưa ra chỗ nắng và hàng ngày cần tưới nhẹ bằng bình xịt.

Khi mới trồng trong chậu thì bạn nên tưới đầy đủ lần đầu cho đất được ẩm hết. Chú ý đặt lỗ thoát nước cho chậu để không bị úng ngập. Không nên tưới phân Dinamic kho mới chuyển chậu mà để cây được 4 tháng trở ra mới bón để tránh cây bị ngộ độc.

Phòng chống sâu bệnh cho cây tùng

Tùng là giống cây ưa ánh sáng. Nếu như trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng thì lá thường có hiện tượng đen. Lúc này cần chuyển cây từ từ ra chỗ sáng rồi tiến hành bón phân Dinamic từ từ thay lá già và hân sạch dần ra.

Bệnh mốc trắng rễ

Đây là bệnh thường thấy ở những cây thiếu ánh sáng. Chúng xuất phát từ việc đất không sạch sẽ hoặc bị lây lan từ những cây bị bệnh khác sang. Để khắc phục điều này bạn nên sử dụng thuốc diệt nấm và tiến hành cạo hết mốc trắng ở thân. Ôi thuốc vào chỗ bị bệnh cho đến khi hết tình trạng này.

Bệnh rệp trắng

Loại bệnh này thường xẩy ra ở loại tùng la hán. Cây bị ảnh hưởng khá nặng đến cành khiến cây có thể bị chết. Loại rệp này một khi xâm nhập vào thì sẽ ăn hết ngọn non của cây. Cách phòng tránh là bạn tiến hành mua thuốc và pha với nước phun đều lên cây khoảng 2 lần mỗi lần cách nhau 2 tháng.

Trên đây là những chia sẻ về Các loại tùng ở việt nam để các bạn biết và phân biệt. Mỗi loại tùng đều có những vẻ đẹp khác nhau nhưng nhìn chung việc chăm sóc chúng cũng tương đối giống nhau. Cúc bạn có được những cây tùng đẹp mắt và xanh tốt.