Cây Vàng Bạc

 Cây Vàng Bạc

– Tên gọi khác: cây cô tòng lá đốm

– Tên khoa học: Codiaeum variegatum ‘Gold Dust’ / Codiaeum variegatum ‘Aureo-maculatum’

– Tên tiếng anh: Croton, Garden croton

– Họ thực vật: Euphorbiaceae (họ thầu dầu)

Các đặc điểm của cây Vàng Bạc

Đặc điểm hình thái:

+ Chiều cao: Chiều cao phổ biến của cây vàng bạc thường khoảng 35-40 cm, là cây bụi thân gỗ nhỏ và phân nhánh nhiều từ gốc.

+ Hình dáng lá: Người ta chú ý đến cây vàng bạc nhờ màu sắc nổi bật của lá chứ không phải hoa. Lá có hình bầu dục hoặc hình elip, chiều dài khoảng 10-12 cm, đầu lá nhọn, mọc so le liên tiếp nhau.

+ Gam màu trở nên vui mắt, sinh động hơn nhờ sự loang lổ của lá khi kết hợp giữa hai màu xanh-vàng. Lá cây vàng bạc càng non,  màu vàng chiếm hữu tổng thể trên lá, và nó sẽ chuyển sang màu xanh thẫm khi lá già

Đặc điểm sinh lí:

+ Tốc độ sinh trưởng: Cây vàng bạc có tốc độ sinh trưởng nhanh, là cây ưa ánh sáng nhưng cũng có thể chịu được bóng bán phần khi trồng trong văn phòng, nhà ở.

+ Chăm sóc: Nếu thường xuyên tưới nước cho cây và đặt cây nơi đầy đủ ánh sáng thì sẽ có được màu lá sáng, đẹp mắt nhất. Định kỳ nên bón phân để tăng độ dinh dưỡng cho đất, đồng thời cắt tỉa một số cành, lá xấu để tạo hình của cây được đẹp.

+ Phương pháp nhân giống: Rất dễ dàng khi nhân giống cây vàng bạc với phương pháp giâm cành.

Công dụng trong cảnh quan của cây Vàng Bạc

+ Cây vàng bạc là loài cây lá màu đẹp mắt, nhờ màu sắc nổi bật của mình, cây vàng bạc được trồng nhiều trong công viên, trường học…để làm viền hoặc làm nền trong bồn hoa cho các loại cây khác.

+ Với gam màu lạnh, mang cảm giác dịu nhẹ cũng như có khả năng phong thủy tốt, cây vàng bạc được sử dụng làm đồ trang trí nội thất văn phòng, cây văn phòng nhà ở để mang lại sự may mắn, giàu sang phú quý cho người trồng.   


+ Kích thước bầu: 12-15cm.

+ Chiều cao cây: 40-50cm.

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét