Chùa Thiên Hậu Sa Đéc

 Di tích Chùa Thiên Hậu (Chùa Bà)

Chùa Bà Thiên Hậu có tên đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu cung, hay còn được gọi là Thiên Hậu Miếu, hay đơn giản là chùa Bà.

Chùa “do nhóm người Hoa của tỉnh Phúc Kiến ở Sa Đéc xây dựng vào năm 1867 để thờ Bà Thiên Hậu, người được sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc, tế dân”.

 


Về sự tích bà Thiên Hậu

Theo học giả Vương Hồng Sển, bà có tên là Lâm Mặc Nương, người đảo Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến), Trung Quốc. Bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), đời vua Tống Nhân Tông. Mẫu thân của bà phải mang thai 14 tháng mới hạ sinh. 8 tuổi bà mới biết đọc, 11 tuổi bà tu theo Phật giáo.

13 tuổi, bà thọ lãnh thiên thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ “Nguyên vị bí quyết” và bà tìm được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện tập đắc đạo, bà còn xem thiên văn trên biển cho ngư dân đảo Mi Châu.

Một lần, cha bà là Lâm Nguyện ngồi thuyền cùng hai trai anh của bà, chở muối đi bán ở tỉnh Giang Tây, giữa đường thuyền lâm bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ và trong lúc ngủ đã xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh. Giữa lúc đó mẹ gọi bà thức giấc, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh.

Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn người ta đều gọi vái bà.

Sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn là “Thông hiền linh nữ” và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là “Thần nữ”, “Nam Hải thần nữ”, đời Tống Cao Tông phong bà là “Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân”. Đời Nguyên Thế Tổ phong là “Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi”. Sau gia phong “Thiên Hậu” vào đời Khang Hy (nhà Thanh).

 


Bắt đầu từ Phước Kiến, sự linh ứng của bà Thiên Hậu được lan truyền sang các tỉnh lân cận ven biển của Chiết Giang và Quảng Đông, eo biển Đài Loan và từ đó đến tất cả các khu vực ven biển của Trung Quốc đại lục.

Với sự di cư của người Trung Quốc trong thế kỷ 19 và 20, sự thờ phượng tiếp tục lây lan sang Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, và Đông Nam Á, bà Thiên Hậu được xem như thần bảo trợ của các vùng biển và những người nhập cư mới đến thường dựng ngôi đền cho Bà đầu tiên, cảm tạ ơn cho đến nơi an toàn.

Hiện nay, sự thờ phụng Thiên Hậu cũng được tìm thấy ở các nước khác có số dân đáng kể đến từ những khu vực này“.



Được xếp vào loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Chùa Thiên Hậu ra đời vào đầu thế kỷ XIX nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho cộng đồng người Hoa ở Sa Đéc. Được xây dựng kiên cố vào năm 1886, vật liệu chuyển từ Trung Quốc sang. Kiến trúc y hết như các ngôi chùa ở Trung Quốc từ chất liệu, màu sắc, phong cách thờ cúng…Chùa thờ bà Thiên Hậu Ngươn quân, sắc phong đời nhà Hán ở Trung Hoa là Thiên Hậu Thánh Mẫu hộ quốc tề dân. Người Hoa đến Nam bộ bằng đường biển. Họ tin rằng bà là người có công cứu hộ những người đi biển khi bị sóng gió đánh chìm. Tưởng niệm đến bà thì được bà độ trì cho tai qua nạn khỏi. Khi đã an cư lạc nghiệp thì họ chung tay xây dựng ngôi chùa để thờ bà. Các lễ cúng trong năm: 23/03 âl, và 09/09 âl.

 


UBND tỉnh Đồng Tháp xếp hạng di tích cấp tỉnh ngày 10/4/2003. 416/QĐ-UBND-HC



Đăng nhận xét

0 Nhận xét