Cây cọ
Với những tán lá xanh mướt tròn xoe lạ mắt cùng
với một sức sống mãnh liệt. Những cây cọ cảnh được nhiều nơi ưa thích trồng làm
cảnh trong nhà giúp làm đẹp không gian và cải thiện bầu không khí.
Cọ là loài cây được xuất hiện khá nhiều trong
sân vườn, nhà phố và cong trình công cộng. Không chỉ có hình dáng khá đẹp với
tán lá tròn xoe viền răng cưa tô điểm cho không gian thêm sinh động. Loại cây
này còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy và lợi ích về mặt sức khỏe cho con người.
Cây cọ có tên khoa học là Arecaceae thuộc họ
cau. Những khóm cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật bản được du nhập vào nước
ta khá lâu. Cọ hiện có nhiều loại với các kích thước khác nhau. Với những chậu
cây cọ lùn dáng nhỏ nhắn rất phù hợp trồng trong nhà, để trong văn phòng làm việc
rất đẹp. Những loai cọ có kích thước to hơn phù hợp trồng làm cây công trình.
Cây thuộc dạng thân giả gỗ thực chất là những lá già tạo thành.
Công dụng của cây cọ
Trong
giới phong thủy cây cảnh nói chung thì cây cọ được cho là mang lại sự may mắn,
niềm vui và sự hi vọng. Với tán lá xòe to tròn như chiếc quạt lớn xua tan điều
xấu xa đen lại điềm lành và tài lộc vào cho gia chủ. Về mặt khoa học thì do bộ
lá của cây khá to nên có tác dụng thanh lọc và điều hóa không khí khá tốt. Theo
công bố của NASA thì cọ được xếp thứ 3 trong số những loại cây nên trồng trong
nhà vì có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, giảm các chất độc gây
ra bởi kim loại nặng. Nhiều người còn khẳng định họ trồng cọ trong nhà thì các
loại côn trùng như ruồi, muỗi, gián không thấy đến. Vị trí trồng cây cọ cảnh
hợp lý nhất đó chính là trồng trong chậu nhỏ xinh đặt trước cửa ra vào, hoặc có
thể để trồng cọ thân cao trước nhà cũng khá đẹp.
Cách trồng và chăm sóc cây cọ
Cây cọ
được đánh giá là loại cây khá dễ tính nên có thể trồng trong nhà cũng như ngoài
sân vườn đều được. Cây trồng trong nhà có thể để liên tục 4 tháng mới cần đen
ra ngoài trời. Đây cũng được đánh giá là loại cây dễ sống và không cần quá
nhiều công chăm sóc.
Một số yêu cầu của cây cọ bạn cần quan tâm chú ý
Ánh
sáng: Do cây cọ có yêu cầu ánh sáng ở mức trung bình nên khi trồng trong nhà
nên định kì mang chúng ra chỗ có ánh sáng. Nếu như trồng ở những nơi đón ánh
sáng thì cây sẽ phát triển tốt.
Nhiệt độ: Cây cọ ưa khí
hậu trung bình không nóng và quá lạnh. Cây ưa mát mẻ và nhiệt độ ưa thích của
cây khoảng 18-28 độ C
Chọn chậu trồng cọ nhật:
với hình dáng đặc biệt, độc đáo, bạn nên chọn chậu phù hợp với kích thước, kiểu
dáng cây với chất liệu thông thoáng, khả năng thoát nước và tỏa nhiệt tốt, bền
vững. Tùy từng loại cọ mà nên trồng chúng ở những nơi phù hợp. Nếu trồng trong
chậu nên chon những loại cọ có thân nhỏ như cọ lùn. Chọn trồng trong chậu thì
nên chọn phù hợp với kích thước và kiểu dáng cây. Chậu cần có một lỗ thoáng để
giúp thoát nước tránh bị ngập úng.
Tiêu chuẩn chọn đất: Đất
trồng của loại cây này nên chọn đất thịt giàu mùn và các chất hữu cơ và thoát
nước tốt. Bạn nên chọn thay thế khoảng 1/3 lượng đất để giúp cải tạo và nếu
trồng trong chậu thì nên thay đất 3 năm 1 lần.
Chế độ
tưới nước cho cây cọ
Do cây
cọ có bản lá to và rộng nên nhu cầu nước lớn hơn những loại cây trong nhà khác
nhau. Tuy nhiên nếu là cây trồng trong nhà cũng không nên tưới nước nhiều. Đinh
kì chỉ nên tưới hoảng 3 lần 1 tuần tùy vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất.
Vào mùa
hè nên tưới tăng lượng nước và nên phủ ở gốc một ít rơm rạ để tránh thoát hơi
nước. Mùa mưa chú ý tránh để đất bị ngập úng. Chú ý khi tưới nước nên sử dụng
bình tưới cổ dài tưới sâu vào tận bên trong gốc cây từ từ và đều đều.
Chăm
sóc cho cây cọ phát triển
Định kì
hàng tuần nên tiến hành rửa hoặc lau lá cọ 1 -2 lần cả mặt trước và mặt sau để
loại bỏ hết những bụi bẩn để giúp lá luôn sáng bóng và sạch bong.
Chế độ
bón phân cho cây cọ: Để cọ phát triển tốt cần thiết phải bón phân cho cây định
kì. Nên bón phân chuồng hoai mục lượng vừa phải để kích thích cho lá ra nhiều
và cây mau lớn. Định kì bón phân cho cây khoảng 3 lần 1 năm mỗi lần cách nhau
khoảng 3 tháng là đủ.
Phòng
trị bệnh cho cây cọ
Cây cọ
khá khỏe nên ít khi bị sâu bệnh. Những bệnh thường gặp trên cây cọ có thẻ kể
đến là bệnh héo lá, bệnh đốm vàng và bệnh sâu ăn lá. Cần chăm sóc một cách
thường xuyên để phát hiện kịp thời mần bệnh trên lá và thân để có cách khắc
phục giúp cây luôn khỏe mạnh.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!