Cây Hoa Ngũ Sắc (Trâm Ổi)

 

Cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc là loại cây không quá xa lạ gì với người dân Việt Nam. Bởi lẽ giống cây này được trồng chủ yếu ở các khuôn viên cây xanh, sân trường hay hàng rào chung cư. Với màu sắc rực rỡ và đẹp mắt hầu như chúng đều thu hút mọi ánh nhìn của mọi người ngay từ lần đầu tiên.



Giới thiệu về cây hoa ngũ sắc, tên khoa học

Cây hoa ngũ sắc hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Thông thường chúng tùy thuộc vào từng địa phương từng thành phố mà tên gọi thay đổi. Trong đó chủ yếu là các tên gọi như: cây bông ổi, cây ổi nho, cây tứ mã đơn, cây trâm anh.

Loài hoa cây này còn mang trong mình một cái tên khoa học rất đặc trưng. Đó chính là Lantana camara thuộc họ thực vật Verbenaceae.

Loài cây này có nguồn gốc từ đất nước Brazil và Jamaica cùng một số nước ở Châu Mỹ thuộc vùng nhiệt đới.

Còn ở Việt Nam cây này phân bố rộng rãi ở khắp các vùng miền đất nước.



Những lợi ích công dụng của cây hoa ngũ sắc

Mặc dù bản thân được xem là loại cây bụi chỉ mang đến sắc đẹp cho người nhìn. Tuy nhiên cây hoa ngũ sắc này còn mang đến nhiều lợi ích hoàn thiện cho con người. Mà hầu như ít người dân nào có thể nhận dạng được. Trong đó tiêu biểu nhất chính là công dụng chữa bệnh. Cụ thể là những căn bệnh sau:

Chữa ho do lạnh: Theo như kết quả nghiên cứu thì thành phần tinh chất của loài cây này có tác dụng chữa ho lạnh. Chúng có thể ngăn cản những cơn ho dai dẳng và làm dịu cơn ho nhanh chóng.

Chữa viêm xoang: Viêm xoang là hiện tượng bị ứ tắc các lỗ thông từ xoang ra hốc mũi. Căn bệnh này khá phổ biến ở Việt Nam và thường kéo dài không điều trị dứt điểm được. Tuy nhiên từ lâu trong dân gian lưu truyền thì loài cây hoa ngũ sắc này có tác dụng khá hoàn thiện. Chúng có thể chống viêm sưng, chống phù nề và chống dị ứng trong cả trường hợp cấp và mãn tính.

Chữa ho ra máu: Với tính vị ngọt và tính mát nên loài cây này có thể cầm máu và hạ huyết áp. Tuy nhiên bộ phận chính dùng để chữa trị căn bệnh này chính là hoa. Vì thế những ai có ý định chữa trị cần lưu ý để dùng cho hợp lý.

Chữa rắn cắn: Để chữa rắn cắn người dùng chỉ cần dùng lá của loài cây này. Bởi vì trong lá có chứa một lượng tinh dầu cao. Mà trong tinh dầu này hội tụ khá nhiều thành phần hóa học đặc biệt. Chúng có thể hỗ điều trị vết thương rắn cắn trước khi chưa kịp đến chữa trị ở bệnh viện.

Ngoài ra loài cây này còn có thể giúp cơ thể hạ sốt, tiêu độc, chữa mẩn ngứa. Hoặc là chữa viêm da, sưng phù, trị chứng tiêu khát có trong bệnh đái tháo đường. Đồng thời có thể trị dứt điểm các vết mụn nhọt trên cơ thể giúp các chị em làm đẹp hiệu quả.



Đặc điểm sinh học của cây hoa ngũ sắc

Nói về đặc điểm sinh thái của loài cây này cũng không có nhiều điểm gì nổi trội. Bởi vì chúng có kết cấu khá đơn giản nên có thể sống được trong nhiều điều kiện môi trường. Cụ thể như sau:

Cây hoa ngũ sắc có đường kính khoảng từ 2.5 cho đến 5 cm.

Quả của chúng có hình cầu, màu đỏ và nằm trong lá đài dạng hạch cứng nhưng xù xì.

Lá cây có hình trái xoan đầu nhọn ở gốc hình trái tim màu xanh nhạt. Nhưng ở trên bề mặt được phủ một lớp lông mềm nhẹ nhưng khá ngắn.

Hoa của cây nở thành từng cụm dạng hình cầu với nhiều màu sắc đa dạng. Khi ngửi hoa của cây có mùi ổi thơm nên có một số người gọi là hoa trâm ổi.

Cây có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, dễ trồng và có hoa nở quanh năm. Thời gian mà hoa có thể nở dự kiến kéo dài từ tháng 6 cho đến tháng 10.

Loài cây này ưa ánh sáng và có thể chịu được độ khô hạn cao

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc

Cây hoa ngũ sắc thường được trồng chủ yếu bằng 3 hình thức chính. Cụ thể các phương pháp trồng được thực hiện như sau:

Phương pháp gieo hạt: Trước tiên bạn cần làm đất kỹ càng và tưới nước cẩn thận. Sau đó rải đều các hạt với khoảng cách vừa phải. Dự kiến khoảng 3 đến 4 ngày là hạt sẽ nảy mầm. Từ 10 đến 15 ngày sau là cây bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này bạn có thể nhổ cây con đem ra trồng với mật độ khoảng 30cm x 30cm.

Phương pháp trồng chậu: Nếu trồng chậu thì việc xới đất đai cũng tương tự như gieo hạt. Tuy nhiên bạn cần đặt chậu ở nơi có ánh sáng thoáng mát. Đồng thời chăm chỉ tưới nước cho cây mỗi ngày để nó có thể phát triển tốt. Hơn nữa khoảng 2 đến 3 tháng thì nên thay chậu mới vì rễ cây phát triển rất nhanh.

Phương pháp trồng đất: Đầu tiên bạn lựa chọn chỗ đất nào thật cao ráo và tránh ngập nước. Sau đó xới đất cho tơi xốp trước 1 ngày. Tiếp đó bạn đem trồng cây xuống hoặc là giâm cành (cần thực hiện chiết cành đảm bảo). Như vậy cây sẽ nhanh phát triển và tươi khỏe lâu hơn.

Một số lưu ý trồng cây hoa ngũ sắc

Mặc dù các phương pháp trồng cây khá dễ dàng. Tuy nhiên để cây phát triển toàn diện và nhanh chóng ra hoa bạn cần lưu ý:

Nên trồng cây vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 6.

Thường xuyên chăm sóc cây bằng nước, phân bón.

Cây dễ bị sâu bệnh tấn công nên bạn cần chú ý để phòng sâu bệnh.

Mùa đông nên chuyển cây trong chậu vào nhà để tránh hư hại.

Vậy với công dụng hoàn thiện, cách trồng và cách chăm sóc đơn giản như trên. Hy vọng bạn sẽ lựa chọn cây hoa ngũ sắc này để trang trí cho sân vườn của mình thêm lung linh.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét