Cây dây tơ hồng
Cây dây tơ
hồng là loại cây thuộc họ tơ hồng Cuscutaceae. Nó có tên
khoa học là Cuscuta Chinensis Lam. Đây là loại cây dây leo do đó bạn có thể
thấy nó thường quấn vào các cây khác để phát triển. Loại cây này có nhiều đặc
điểm khác với các dòng cây thân leo thông thường. Cụ thể.
Toàn thân cây dạng sợi to từ 1 đến
2mm. Cây có màu vàng , bóng nhẵn và có vòi hút.
Lá cây hình thù khá thú vị. Cụ thể
nó bị tiêu giảm thành vảy nhỏ mọc thưa thớt trên thân cây.
Cây có hoa nhỏ, màu trắng và thường
mọc tụ lại thành từng nhóm nhỏ từ 10 đến 12 chiếc. Đài hoa dính hình lục lạc,
cao 1,2 cm. Hoa có 5 nhị, bầu có 2 vòi.
Cây có quả nhỏ, hình cầu và có từ 2
đến 4 hạt.
Cây dây tơ hồng có dây
leo mềm mại, có bộ rễ dày đặc. Vì vậy nó phát triển rất mạnh mẽ. Bạn chỉ cần
đem về một đoạn dây tơ hồng về và thả lên một cành cây. Sau một thời gian cành
cây đó sẽ có đầy những sợi dây leo cây tơ hồng mới.
Cây dây tơ hồng sở hữu rất nhiều công dụng tốt
đối với đời sống con người. Trong đó công dụng tốt nhất mà cây này sở hữu đó
chính là chế biến thuốc. Theo như những phân tích dược lý cho thấy cây dây tơ
hồng có chứa rất nhiều chất cuscutosid A,B. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất
Cuscutamin. Hạt của cây chứa nhiều chất agroclavin, đây là một chất độc có tác
động vào trung tâm giao cảm. Hạt tơ hồng có tác dụng hạ huyết áp, trợ tim.
Bên cạnh đó loại cây này có vị ngọt,
đắng, tính bình. Vì vậy nó có tác dụng thành nhiệt lợi thủy, lương huyết giải
độc. Chính vì thế, loài cây này có thể xem là một trong những loại cây thuốc
trị bệnh rất hiệu quả. Sử dụng cây dây tơ hồng giúp bổ thận, tráng dương, chỉ
tả,… Một số bài thuốc được chế biến từ loài cây này giúp các bạn hiểu rõ được
công dụng của cây.
Trị đái tháo đường: bạn chỉ cần sử
dụng khoảng 1kg thân cây dây tơ hồng. Bạn kết hợp chung với 1 lít mật ong rồi
ngâm chúng trong rượu khoảng 10 ngày. Sau đó bạn vớt ra phơi khô rồi nghiền
thành bột, thêm một ít mật ong vào. Mục đích để dễ dàng luyện vo lại
thành từng viên như hạt đậu. Mỗi lần sử dụng bạn cần dùng liều lượng khoảng 50
viên uống chung với nước nóng. Như vậy, bệnh đái tháo đường sẽ hết.
Trị hen suyễn: Dùng tơ hồng, lá táo
chua mỗi vị khoảng 30g sắc lấy nước uống. Như vậy các tình trạng như tiểu nước đục
đỏ do thận hư yếu, tinh ít, huyết ráo,…đều giảm bớt. Tuy nhiên, trước khi dùng
các bài thuốc này bạn cần thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn sử
dụng an toàn hơn.
Đặc điểm sinh học của cây dây tơ
hồng
Cây dây tơ hồng là
loại cây sống ký sinh vào cây khác. Đặc biệt loài cây ưa thích của nó là cây
cúc tần. Ngoài ra, còn có các loại bụi cây khác. Cây phân bố chủ yếu ở Việt
Nam, Afghanistan, Sri Lanka. Một số khác phân bố ở Trung Quốc, Thái Lan.
Cây phát triển mạnh tùy thuộc vào
từng thời điểm khác nhau. Cụ thể thời điểm cuối xuân đầu hạ là thời tiết lý
tưởng để cây bắt đầu phát triển.
Cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất
nhờ vào bộ rễ. Loài cây này còn hút chất dinh dưỡng qua các vòi cây. Chúng ký
sinh lên các loài cây khác nhau và bắt đầu hút kiệt chất dinh dưỡng từ chúng.
Sau một thời gian cây được dây tơ hồng ký sinh sẽ dần dần mất hết chất dinh
dưỡng và chết.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây
dây tơ hồng
Cách trồng và chăm sóc cây
dây tơ hồng rất đơn giản. Bởi vì loại cây này có sức đề kháng sâu bệnh
rất tốt, sức phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, các bạn chỉ cần nắm rõ cách trồng là
có thể trồng được
Kỹ thuật trồng cây dây tơ hồng
Trồng cây dây tơ hồng bạn
chỉ cần lựa một cành bánh tẻ có 2 đến 3 mắt. Sau đó, bạn cắt bỏ lá để ngâm hom
rồi đem đi trồng.
Khi trồng cây bạn cần phải tưới nước
vì vốn là cây ưa ẩm. Như vậy cây sẽ dễ dàng phát triển nhanh hơn.
Kỹ thuật chăm sóc cây
Cây dây tơ hồng là loại cây ưa ẩm
nên khi chăm sóc cây cần tưới nước thường xuyên.
Khi cây không được cung cấp đủ nước
cho cây thì cây vẫn sống nhưng sẽ bị cằn, lá không xanh.
Ngoài ra, bón phân cho cây là việc
làm vô cùng cần thiết. Do đó theo định kỳ cứ 3 tháng một lần bạn cần bón phân
cho cây để cây phát triển ổn định.
Các lưu ý khác về cây dây tơ hồng
Cây dây tơ hồng cũng giống như các loại cây
khác đều có khả năng mắc sâu bệnh cao. Chính vì thế bạn cần quan sát và chăm
sóc cây cẩn thận để cây không bị nhiễm sâu bệnh.
Những cây bị cằn, bị thiếu dinh
dưỡng thì nguy cơ mắc bệnh rất là cao. Do đó, bạn nên lưu ý để phun thuốc phòng
ngừa, tiêu diệt sâu bệnh khi phát hiện.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!