Cây lộc vừng

Cây lộc vừng lá một trong những loại cây xanh được lựa chọn trồng nhiều tại các khu đô thị, đường phố.

Cây có tên gọi thông thông là cây lộc vừng, cây chiếc. Ở một số nơi còn gọi là cây lộc vừng

Cây còn có tên khoa học là cây Barringtonia Acutangula.

Cây lộc vừng thuộc họ thực vật dâu tằm – Moraceae.

Nguồn gốc xuất xứ tại các nước Nam Á và Bắc Úc. Cụ thể là từ Afghanistan đến Philippine và Queensland. Đặc biệt tại Đông Nam Á loài cây này phân bố chủ yếu tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Ở Việt Nam cây mọc ở khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.

Cây lộc vừng là loài cây xanh thân gỗ lớn, vỏ màu nâu xám, nứt dọc khá sâu. Lá cây hình trái xoan hay mác ngược, đỉnh tù hay nhọn. Gốc cây thót dài mép có răng.

Hoa của cây mọc thành chùm dài, một chùm có rất nhiều hoa.

Hoa có màu đỏ, có mùi thơm dịu. Quả của cây có hình bầu dục, có 4 cạnh, 1 hạt.

Những lợi ích công dụng của cây lộc vừng

Cây lộc vừng là loại cây xanh có rất nhiều lợi ích công dụng tốt. Trong đó các bộ phận của cây đều sở hữu những công dụng riêng.

Rễ của cây có vị đắng có tác dụng làm hạ nhiệt. Phần rễ này thường được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi.

Quả của cây thường dùng để trị ho và hen suyễn. Những quả lộc vừng xanh có thể dùng ép lấy nước bôi chữa chàm. Hoặc có thể nghiền nhỏ quả rồi ngâm với rượu giúp chữa đau răng.

Phần hạt có thể dùng để giã nhuyễn ra trộn chung với các loại bột và dầu để trị tiêu chảy. Ngoài ra, phần hạt của cây còn có thể giúp trị đau bụng và nhiều căn bệnh về mắt.

Vỏ cây chứa nhiều tanin như các loại trà. Nên bạn có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy, chữa đau bụng từng cơn rất hiệu quả.

Đặc điểm sinh học của cây lộc vừng

Đây là loại cây ưa ánh sáng, mọc nhanh. Hạt của cây rất dễ nảy mầm và mần của cây rất khỏe. Do đó, trông cây lộc vừng không gặp nhiều khó khăn.

Cây lộc vừng có khả năng tăng trưởng cực kỳ nhanh. Cây có thể phát triển tốt ở trên nhiều loại địa hình khác nhau.

Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất. Tuy nhiên nó thích được trồng trên nền đất cát tại các vùng ven biển miền trung Việt Nam.

Cây có khả năng chịu hạn và chịu gió bão rất tốt. Đặc biệt nó có thể kháng được với sâu bệnh rất cao.

 


Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Hướng dẫn cách trồng cây lộc vừng

Khi trồng cây lộc vừng bạn cần chuẩn bị hố trồng trước. Bạn cần xử lý vệ sinh xung quanh nơi trồng. Sau đó tiến hành các bước sau.

Hố trồng cây cần phải được đào với kích thước vừa phải. Sao cho phù hợp với chiều cao của cây giống.

Sau khi đào xong hố trồng bạn tiếp tục tấp tủ bằng cây phân xanh để tạo độ ấm, tránh mất nước cho cây.

Bạn cho cây vào hố trồng sau đó lấp đất lại. Bạn nên sử dụng thêm những chiếc cọc để cố định cây tránh bị gió bẻ gãy.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây lộc vừng

Khi mới trồng cây bạn cần tưới nước với một lượng vừa phải. Sau đó khi cây cứng cáp, bén rễ có thể tưới nước thoải mái.

Thường xuyên bón phân, làm cỏ để cây phát triển tốt và ít bị sâu bệnh tấn công.

Các lưu ý khác về cây lộc vừng

Trong khi trồng và chăm sóc cây lộc vừng nếu thấy cây có triệu chứng thân thải gỗ mùn màu nâu. Trên thân và gốc xuất hiện các đốm trắng. Như vậy, cây có thể đã bị sâu bệnh tấn công. Do đó, bạn cần có biện pháp diệt sâu bệnh để bảo vệ cây đồng thời tránh phát sinh lan rộng.

Cách chống sâu bệnh

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc có tính dẫn lưu phân bón quanh gốc. Cách làm này sẽ giúp sâu chất nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cần hạn chế vì nó có thể gây ảnh hưởng môi trường rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, bạn có thể dùng VIMBAM, dùng dẫy kẽm ngoáy vào các lỗ sâu để làm cho sâu chế. Sau đó, bạn tiếp tục hòa thuốc xịt vào lỗ và bịt lô lại. Các mầm sâu bệnh sẽ chết và không có cơ hội phát triển.

Như vậy có thể thấy cây lộc vừng là loại cây xanh trồng vừa đẹp, vừa mát. Không chỉ vậy nó còn có rất nhiều công dụng tốt mà không phải ai cũng biết. Vì vậy thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích. Cũng như biết cách trồng và chăm sóc cây như thế nào để cây phát triển