Cây hoa thạch thảo
Cây hoa thạch thảo còn được biết đến với tên gọi cây hoa cúc cánh
mối, hoa lưu ly hoặc for get me not – xin đừng quên tôi, có tên khoa học là
Aster amellus, thuộc họ hoa Cúc – Asteraceae, xuất xứ từ Italia.
Cúc cánh mối thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, phân nhiều
nhánh nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 30-60 cm. Lá cây hình lưỡi mác thuôn
dài, nhọn ở đầu, mọc từ thân cây, màu xanh đậm. Hoa thạch thảo có hình tròn
xinh được xếp bởi nhiều lớp cánh hình dáng giống cánh mối. Màu sắc chủ yếu của
thạch thảo là hồng, lam tím, trắng, tím, các cánh hoa quây quanh nhị màu vàng
nổi bật.
Thạch thảo có hoa kết thành chùm rất sai hoa với chi chít nụ,
cây ra hoa liên tục quanh năm nhưng nhiều nhất là cuối thu.
Thạch thảo cũng có quả dạng bế, quả chín vào tháng 10.
Lợi ích và ứng dụng cây hoa thạch thảo
Thạch thảo thường được lựa chọn
làm món quà các đôi tình nhân dành tặng nhau với lời gửi gắm sẽ mãi ở bên nhau,
không phôi phai, mãi nhớ về nhau, cùng vượt qua gập ghềnh, sóng gió.
Hình dáng nhỏ xinh, hoa dạng
chùm từ nách lá lên đỉnh khiến thạch thảo rất được yêu thích trồng thành khóm,
tạo bụi, thảm hoa trong sân vườn, hiên nhà, dọc lối vào nhà, công viên, khu du
lịch… đem đến vẻ đẹp lãng mạn cho cảnh quan. Thảm hoa trải dài tuyệt đẹp là
điểm hẹn chụp ảnh lý tưởng của nhiều nam thanh nữ tú.
Thạch thảo còn được cắt cành
cắm lọ riêng biệt mang nét đẹp mộc mạc, đồng nội hay đan xen với các loại hoa
khác tạo nền sinh động hay kết thành bó hoa cầm tay làm quà tặng.
Cây còn được trồng chậu trưng ở
ban công , hiên nhà mang đến vẻ đẹp tĩnh tâm, yên bình.
Khả
năng dễ kết hợp nên lưu ly còn được trồng phối với các loại cây hoa cảnh khác
tạo nên một chậu hoa tổ hợp sinh động.
Cách trồng chăm sóc cây hoa thạch thảo
Thuộc loại cây thân thảo nhưng
thạch thảo rất khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, dễ ra hoa, ít bệnh tật:
– Ánh
sáng: Thạch thảo ưa nắng, ánh sáng đầy đủ, cây không thể sống trong bóng râm
quá lâu. Nắng khoảng 5-6 cây sẽ sai hoa và khỏe mạnh. Nên trồng nơi thông
thoáng.
– Nhiệt
độ: Cây hoa thạch thảo cũng ưa mát mẻ, chịu lạnh tốt hơn; quá nóng hoặc hiệu
ứng nhà kính khiến cây kém phát triển. Mùa đông có thể để cây ở ngoài trời.
– Độ
ẩm: Thạch thảo ưa ẩm nhưng cũng chịu khô tốt.
– Đất
trồng: Thạch thảo không kén đất, có thể sống trong môi trường đất nghèo dinh
dưỡng. Nếu trồng lưu ly trong chậu thì lựa chọn đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng,
thông thoáng để cây phát triển tốt và sai hoa hơn.
– Tưới nước: Thạch thảo có đặc tính đặc biệt: cây chịu hạn tốt nhưng vẫn sống
được trong điều kiện ngập úng. Vì vậy việc chăm sóc, tưới bón cho cây rất dễ
dàng.
– Bón
phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng không lớn, nên bón phân 2-3 tháng/lần.
– Sâu bệnh thường gặp: Cây ít bị sâu bệnh, thi thoảng chỉ bị sâu ăn lá. Nếu bạn không bắt sâu được thì phun thuốc vào sáng sớm.
Nhân giống thạch thảo dễ dàng bằng cách tách nhánh.
Vì thạch thảo ra hoa ở nách lá, đầu cành nên để
tăng độ sai hoa thì tăng cành nhánh; cần ngắt bỏ chồi ngọn khi chồi cao khoảng
10-15 cm. Sau mỗi đợt hoa cắt bỏ hoa tàn, bón phân để cây phục hồi.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!