Cây tử đinh
hương
Cây tử đinh hương hay đinh tử, đinh hương, cống
đinh hương, hoa Lilag có tên khoa học là Syzygium aromaticum (L.) Merr. Et
Perry/ Syringa, thuộc họ Oleaceae – Ô liu có xuất xứ từ Ba Tư rồi được
chuyển đến Châu Âu vào thế kỷ 16.
Tử đinh hương thuộc loại cây thân gỗ dạng bóng
mát cao lớn, nhiều cành nhánh, sống lâu năm, chiều cao khoảng 2-10m. Lá tử
đinh hương hình tim duyên dáng với màu xanh ngọc tuyệt đẹp, lá non có màu tím đỏ
của lộc non đầy sức sống.Mặt trong của lá nổi vân. Hoa tử đinh hương kết thành
chùm cực kỳ sai hoa với nhiều sắc độ từ tím hồng, tím tía, tím đậm hoặc
trắng mang vẻ đẹp dịu dàng. Mỗi bông hoa có 4 cánh tượng trưng cho 4 niềm vui lớn
trong đời hoặc 5 cánh tượng trưng cho việc tìm thấy tình yêu đích thực. Những
cánh hoa dầy, bóng xếp cong cong e ấp. Hoa tử đinh hương nở vào mùa xuân kéo
dài đến đầu hè, ở vùng nhiệt đới thì hoa nở vào đợt giáp tết kéo dài đến ngoài
tết.
Cây hoa tử đinh hương màu tím biểu tượng cho
tình yêu đầu tiên, hoa trắng thể hiện sự trong trắng ngây thơ. Tử đinh
hương còn thể hiện tấm lòng hiếu thảo hoặc sự sao xuyến, tuổi thanh xuân.
Ứng dụng và lợi ích
cây tử đinh hương
Tử đinh hương có hình
dáng đẹp từ lá đến hoa, không chỉ là loại cây bóng mát được ưa thích mà còn rất
đa dụng trong đời sống:
Tử đinh hương được
trồng sân vườn biệt thự, hiên nhà vừa lấy bóng mát, đem đến không khí trong
lành, tạo cảnh quan đẹp.
Tử đinh hương còn được
trồng chậu trang trí ban công, sân thượng, trước cửa nhà phố hoặc quán cà phê,
khách sạn, nhà hàng… mang đến vẻ đẹp kiêu sa thu hút cùng hương thơm nồng nàn
dễ chịu.
Ở các nước ôn đới tử
đinh hương được trồng ở các công viên, đường phố thành hàng tạo cảnh quan lãng
mạn.
Không chỉ có tác dụng trang trí các bộ phận trên cây tử đinh
hương còn được dùng để làm thuốc:
Nụ tử đinh hương có vị cay ngọt, tính nóng, có hương thơm có tác
dụng sát trùng, làm ấm bụng, lợi trung tiện. Nước sắc nụ hoa tác dụng đối với
vi khuẩn đường ruột thuộc chi Shigella. Nụ khô dùng làm gia vị có tác dụng sát
trùng, diệt khuẩn, trị nôn mửa, chống nấm, gây phấn khích.Hoa Tinh dầu hoa có
tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt làm thuốc tê trong nha khoa
và diệt tủy răng, diệt sâu bọ.
Nụ hoa tử đinh hương
còn để chế biến nước hoa, vani thơm.
Hoa tử đinh hương kích
thích làm co rút tử cung, chống thụ tinh ở phụ nữ, tiết mật, chống ung thư, làm
lành lở bao tử. Tinh dầu hoa tử đinh hương làm hơi thở thơm tho, có tác dụng
mạnh với nhiều loại vi khuẩn.
Hoa tử đinh hương dùng
để chế bột cary – gia vị quý giúp kích thích tiêu hóa, chữa nấc cục,rối loạn
tiêu hóa, đau bụng, chữa phong thấp, nhức mỏi, lạnh tay chân, đau nhức mỏi
xương.
Gỗ của tử đinh hương
có màu kem, lõi gỗ chuyển dần từ nâu tới tía, có độ siêu cứng, mặt rất mịn, là
một trong số loại gỗ nặng nhất Châu Âu. Gỗ đinh hương rất được ưa chuộng trong
chạm trổ, làm nhạc cụ, chuôi dao, hay các đồ nội thất.
Cách trồng chăm sóc
cây tử đinh hương
Các loài cây này ra
hoa nhiều trên các cây già và không bị xén tỉa. Nếu bị xén tỉa, chúng sẽ tạo ra
nhiều chồi, lá và ít (hay không có) hoa trong 1-5 năm nhằm phục hồi các cành đã
bị chặt. Các cây không bị xén tỉa ra hoa ổn định mỗi năm. Mặc dù vậy, một sai
lầm phổ biến cho rằng các loài cây này nên xén tỉa hàng năm. Nói chung, chúng
phát triển tốt trên các loại đất có tính kiềm nhẹ.
Ánh sáng: Tử đinh ưa
ưa sáng trung bình và chịu một phần bóng râm, nếu thời tiết nắng gắt mùa hè tại
Hà Nội phải che bớt nắng cho cây. Nơi trồng cần thông thoáng để giảm sâu bệnh.
Nhiệt độ: Cây ưa khí
hậu mát mẻ, chịu nóng kém, chịu lạnh tốt. Nhiệt độ phù hợp 16-28oC.
Độ ẩm: Tử đinh hương
ưa ẩm trung bình
Đất trồng: Cây tử đinh
hương ưa đất có tính kiềm nhẹ, nếu đất chua có thể dùng axit để khử chua. Đất
trồng cần thoát nước tốt để tránh úng, thối rễ.
Tưới nước: Thuộc loại
cây thân gỗ nên nhu cầu nước của cây trung bình, cây cần tưới nhiều từ cây con
đến trưởng thành. Sau đó chỉ cần mưa tự nhiên, tăng cường tưới khi cây ra nụ,
ra hoa.
Bón phân: Tử đinh
hương nên bón phân 1-2 tháng/ lần bằng các loại phân vi sinh,hữu cơ, trùn quế…,
bổ sung phân khi cây ra nụ.
Các loài đinh hương
này nói chung dễ bị bệnh mốc sương, nguyên nhân là do lưu thông không khí kém.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!