Cây hoa thược dược
Cây
hoa thược dược là loài hoa truyền thống của người
Việt, từ bao đời nay chúng đã xuất hiện trong vườn hoa các gia đình ở nông
thôn.
Tên
gọi: cây hoa thược dược còn có tên gọi khác là cúc đại lý
Màu
sắc: đỏ, cam, vàng, trắng, tím
Đường
kính của hoa: đường kính hoa đạt từ 3-10 cm
Chiều
cao của cây: Chiều cao của cây có thể lên đến 1m
Cúc
đại lý không đẹp cao sang và quyến rũ như hoa hồng, cũng không tỏa hương
thơm ngát như hoa cúc. Nhưng ở thược dược có những nét đẹp riêng khiến cho
người yêu hoa phải mê mẩn và đắm say. Những đóa thược dược đẹp rực rỡ nhưng
không kém phần bình dị giống như những nàng thiếu nữ thôn quê đẹp mộc mạc, tự
nhiên đang trong thời xuân sắc nhất.
Giá
trị thẩm mỹ của hoa thược dược
Hoa
thược dược là loài hoa truyền thống của người Việt, không ai biết chúng bắt
nguồn từ đâu và xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ bao đời này,
thược dược đã xuất hiện trong vườn nhà của các gia đình, chúng vươn mình khoe
sắc, chống chọi với cái rét của mùa đông để cho ra những bông hoa rực rỡ nhất.
Thược
dược có rất nhiều màu, bông hoa có kích thước lớn với nhiều cánh nhỏ. Hoa thược
dược rất rực rỡ, cả một khóm hoa với đủ màu tím, trắng, hồng, đỏ, cam có thể
khiến khu vườn nhỏ trở lên rực rỡ hơn bao giờ hết. Nếu như ngày trước, hoa
hồng, hoa lan là những loài hoa xa xỉ, thì thược dược là loài hoa bình dị và
gần gũi, còn được dùng làm hoa cưới cho các bà, các mẹ. Bẵng đi một thời gian,
với sự xuất hiện của nhiều loài hoa lạ, thược dược đã có thời điểm xuất hiện ít
đi hẳn và tưởng chừng như không còn được ưa chuộng nữa. Thì đến ngày nay, thược
rược lại được vô cùng yêu thích, là loài hoa tết được
rất nhiều gia đình lựa chọn. Chính vẻ đẹp rực rỡ nhưng lại có phần bình dị của
thược dược đã chinh phục được những người yêu hoa tưởng chừng khó tính nhất.
ĐIỀU KIỆN TRỒNG
– Thươc Dược có thể thích nghi
với nhiều vùng khí hậu khác nhau, từ khí hậu lạnh đến nóng và ẩm. Củ của cây
thược dược có tồn tại thời gian ngủ, do đó ở vùng khí hậu ôn đới có sương giá
có thể trồng thành công hoa thược dược.
– Thược Dược ưa sáng
tránh nắng, mùa hè ưa mát mẻ: thích mọc nơi nửa bóng râm nửa sáng. Thược dược
có khả năng chịu rét, chịu hạn.Trước khi trồng cần bón phân chuồng hoai, phân
bột xương.
– Hoa thược dược có
nhiều giống : giống lùn, giống trung, giống cao, hoa có nhiều màu khác nhau :
vàng lợt chanh, vàng sậm, tím lợt, tím sậm, nâu sậm, nâu đốm sọc trắng, tím đốm
trắng, đỏ..
Nhân giống bằng hạt
Việc gieo hạt đòi hỏi
thời gian lâu dài (100 – 120 ngày). Hạt gieo sẽ nảy mầm sau 7 – 8 ngày, nếu
trời lạnh có thể đến 10 ngày, có thể bứng cây con đưa trồng lại sau 20 – 25
ngày. Hiện nay việc gieo hạt chỉ thực hiện khi lai tạo được giống mới qua thụ
phấn.
Nhân giống bằng củ
Sau vụ Tết, ngoài việc
giữ lại một số chậu để sau này lấy chồi giâm cành, cũng có thể để giống bằng
củ. Muốn như vậy sau khi cắt hoa, tiếp tục chăm sóc chậu thược dược thêm một
thời gian từ 20 – 25 ngày để cho củ bên dưới to thêm và già. Khi thu gom củ
phải cần thận trọng không cho trầy xước, củ có thể bị ung thối. Sau khi đã rũ
bớt nước dễ bảo quản. Chỗ bảo quản cần giữ sạch sẽ, thoáng gió, củ có tóp bớt
nhưng sau này mầm sẽ nẩy mạnh và rất nhanh sau khi đem giâm vào đất
Việc trồng bằng củ phải
thực hiện qua hai giai đoạn: trước hết giâm củ cho mọc chồi sau đó tách chồi
giâm lại để nhân thêm cây con. Cứ 20 – 25 ngày có thể tách một đợt, đọt non
giâm lại. Một củ có thể cho được 50 mầm non suốt vụ mùa. Điều ghi nhớ khi giâm
củ phải kiểm tra lại xem trên đầu củ có còn mắt lá nào không. Nếu không còn thì
củ chỉ ra rễ mà không có mầm. Giai đoạn 2, giâm tược non mỗi khi tỉa từ củ được
thực hiện như giâm đọt non sau đây.
Nhân giống bằng nuôi cấy
mô tế bào
Được thực hiện trong
những phòng thí nghiệm khép kín với các khâu kỹ thuật phức tạp, liên hoàn và
cũng là phương pháp khoa học hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất với qui mô công
nghiệp lớn. Ưu điểm của phương pháp nhân giống nuôi cấy mô là cho hệ số nhân
giống rất cao, cây đều, sạch bệnh, chất lượng cây giống cao, đồng nhất về mặt
di truyền. Qui trình được thực hiện qua các giai đoạn: khử trùng vật liệu (ngọn,
mầm), tái sinh chồi, nhân nhanh cụm chồi để tạo cây hoàn chỉnh và trồng ra vườn
sản xuất. Hiện nay phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng với hầu hết các giống
cây trồng để cung cấp cây giống có chất lượng cao với số lượng cho sản xuất.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, các trang thiết bị hiện đại,
đắt tiền nên chỉ được thực hiện ở những cơ sở sản xuất giống lớn như các trung
tâm khoa học, các viện nghiên cứu. Nông dân có thể liên hệ với các cơ sở này để
mua giống.
Nhân giống bằng giâm cành:
Phương pháp này đơn
giản, dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, bà con nông dân có thể tự sản
xuất được cây giống có chất lượng mà vẫn giữ được những đặc tính di truyền tốt
cho giống gốc.
Tháng 7 – 8 cây phát
chồi mầm, tách lấy nhiều chồi có 4 – 6 lá nhớ là nếu lấy được cả một gốc chồi
bám vào thân cây mẹ mới mau ra rễ. Cũng có thể cắt ngọn cây.
Đào củ: thời gian thích
hợp là giữa tháng 11. Sau khi đào củ lên không nên bỏ lớp đất trồng bên ngoài,
nên bảo quản ở nơi không bị thấm sương.
Ngày xưa, người
ta còn phải chẻ Chân chồi mầm thành 2 – 4 để Giấm cho ra rễ nhiều.
+ Chuẩn bị vườn cây mẹ: nếu cần trồng từ 15 – 20 ha hoa thược dược cần có 1 ha
vườn giống cây mẹ đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh. Ngoài tiêu chuẩn của vườn
sản xuất hoa, việc bố trí lực chọn vườn cây mẹ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thật
như cao ráo, kín gió, gần đường để thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm
non và nếu có điều kiện nên làm nhà che bằng nylon để tránh mưa to, gió
lớn, nắng nóng….
Những mầm cây mẹ được
chọn là những giống nhập nội, từ nuôi cấy mô tế bào hoặc từ các mầm ngoài
vườn sản xuất ra rễ nhiều, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh được trồng với khoảng
cách 15 x 15cm (mật độ 400.000 cây/ha). Sau trồng từ 12 đến 15 ngày tiến hành
bấm ngọn lần 1 để cây ra nhiều nhánh và 20 ngày sau lại bấm ngọn lần 2.
Sau 2 lần bấm ngọn từ 1
cây mẹ ban đầu sẽ cho ra từ 9 đến 15 ngọn có thể cắt đem giâm. Lần bấm ngọn này
cũng có tác dụng tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó cứ 15 – 20 ngày lại thu được
1 lứa mầm. Như vậy, từ 1 cây có thể cho tới 50 – 70 mầm.
Với mức độ bấm ngọn và
cắt mầm như vậy trong 1 vụ từ 4 – 6 tháng, 1 ha cây mẹ có thể cung cấp từ 6 – 8
triệu chồi giâm đủ trồng từ 15 – 20 ha.
Chuẩn bị nhà giâm cành: Nếu có điều kiện
thì sử dụng các nhà giâm cố định bằng nhà kính, nhà lưới với các thiết bị điều
tiết ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm là tốt nhất. Ngoài ra bà con có thể tự
thiết kế nhà giâm cách đơn giản bằng các vật liệu rẻ tiền như các thanh
tre uốn thành hình vòng cung có độ vòm dài từ n2,2 – 2,5m, cao từ 1,8 – 2m có
che phủ bằng 2 lớp nylon có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm
nhiệt độ, hạn chế mưa gió và giữ ẩm bên trong.
Chọn nhữngcành giâm bánh
tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6 – 8cm, có
từ 3 – 4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm
thưa (3 x 3cm = 1.000 cành/m2 ); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm =
1.500 cành/m2 ); mùa thu giâm dày hơn mùa hè.
Xử lý cành giâm: Cắt cành giâm vào
buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến
ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng
nồng độ từ 25 đến 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10 – 15 giây để
kích thích cây nhanh ra rễ.
+ Giâm cành: Cắm gốc cành sâu
1,5 – 2cm trên nền luống hoặc trong các khay nhựa chuyên dụng có chứa đất sạch.
Có thể giâm bằng hai cách: giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước)
hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm
ra rễ khoảng từ 10 – 15 ngày tùy theo thời tiết (mùa nóng và mùa lạnh mất từ 15
– 20 ngày, những tháng mát mẻ chỉ mất từ 7 – 10 ngày) do đó cần căn cứ thời vụ
trồng sản xuất để bố trí giâm cành cho thích hợp.
Thường xuyên tưới đủ
nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3 – 4
lần /ngày, những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh
tươi). Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi
phục và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12 – 15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây
cho 3 – 5 rễ dài 2 – 3cm, lá ổn định là có thể bứng đem trồng ra vườn sản xuất
được.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC
CÂY.
Sau 7 – 8 ngày hạt sẽ
nảy mầm. Sau 20 – 25 ngày sẽ chuyển cây con sang chậu mới để thực hiện chăm
sóc. Thược dược là loài ưa ánh sáng nên để cây ở ngoài trời. Nhưng khi chuẩn bị
ra nụ thì phải chú ý đưa cây vào chỗ tối, nơi có nhiệt độ thấp để cho cây tiện
ra hoa. Đồng thời tưới nước vào mỗi buổi sáng và tối để tạo độ ẩm cho đất,
tránh tình trạng cây bị cháy nắng.
Phân bón cho cây thược
dược chủ yếu là phân chuồng hoai và phân rác đã mục. Trong quá trình cây ra nụ
cần chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng để cây cho hoa đẹp.
Phòng trừ sâu bệnh: Hoa
thược dược thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá và các loại nấm tấn công. Bệnh đốm
lá sẽ phát sinh chủ yếu vào mùa mưa do thời tiết ẩm, ;úc đầu trên lá xuất hiện
những chấm vàng, sau đó lan thành những đốm nâu tròn. Trong trường hợp này bạn
nên dùng nước Zineb 0,1% và Boocdo 0,5% để phun.
Nếu cây bị thối rễ,
nguyên nhân chủ yếu là do tưới nhiều nước làm đất quá ẩm. Cách duy nhất để xử
lý tình huống này đó là vùng rượu 60 độ rửa sạch, sau đó trồng lại.
Cách Phòng trừ sâu bệnh
Chậu hoa thược dược dễ
bị tấn công bởi sâu ăn lá, sâu cuốn lá và có thể bị nấm lây lan. Bệnh đốm lá
cũng thường phát sinh vào mùa mưa, trên lá thường xuất hiện những chấm vàng rồi
lan ra thành đốm nâu tròn.
Các bạn có thể dùng nước
Boocđô 0.5% hoặc Zineb 0.1 % để phòng trừ. Với bệnh thối rễ thì chủ yếu do đất
tích nhiều nước. Sau khi bị bệnh thối rễ các bạn có thể dùng rượu 60 độ rữa
sạch rồi trồng lại.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!