Cây Lan Càng Cua (Nhật Quỳnh, Tiểu Quỳnh)

Cây lan càng cua

Cây lan càng cua có hình dáng bên ngoài vô cùng đặc biệt đã cuốn hút người yêu thích cây hoa ngay từ cái nhìn đầu tiên và trở thành một trong những loài hoa tết được yêu thích nhất hiện nay.

 Tên thường gọi: Cây lan càng cua

 Tên gọi khác: Cây lan càng cua còn được nhiều nơi gọi là cây càng cua hoặc cây xương rồng giáng sinh

 Tên khoa học: Zygocactus truncates 

 Họ: Cây lan càng cua thuộc họ xương rồng (họ Cactaceae)

 Nguồn gốc xuất xứ: Cây lan càng cua có nguồn gốc từ vùng Rio de Janeiro thuộc Brazil.

 Hiện nay, cây lan càng cua đã được trồng rất phổ biến tại Việt Nam, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoàn cảnh, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán.

Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây lan càng cua

Cây lan càng cua được biết đến là một trong những loài hoa tết có vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng nhất. Trước hết, cây lan càng cua là một loài thực vật phụ sinh, có thể bám rất chắc vào vỏ của một số cây khác. 

 Loài cây này thuộc họ xương rồng nên cũng có thân rất mềm, có màu xanh bóng và phân thành rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh cây có dạng hình dẹt, chia thành các khúc, thoạt nhìn giống với càng của loài cua. Cũng do vậy nên chúng mới được gọi là cây lan càng cua hay cây càng cua. Và đây cũng chính là điểm khác biệt rõ ràng nhất của loài cây này so với các loài cây cùng loại khác.

 Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất và có sức hấp dẫn nhất lại chính là phần hoa lan càng cua. Hoa của cây càng cua thường mọc đơn và mọc ra từ đầu mỗi nhánh cây buông rủ xuống tạo thành một tổng thể trông thật bắt mắt. Loài hoa này có dạng xoắn ốc với rất nhiều màu sắc đa dạng như: tím, hồng, đỏ, trắng, vàng, cam,…

 Ngoài ra, cây càng cua này còn trở nên phổ biến như vậy là bởi chúng có khả ứng rất nhanh, rất dễ trồng và chăm sóc. Loài cây này sẽ sinh trưởng và phát triển rất nhanh nếu như được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với một liều lượng thích hợp.

Công dụng tuyệt vời của cây lan càng cua

Giống như cây tử la lan, cây lan càng cua cũng có rất nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày của con người. Trước hết, loài cây này có thể giúp con người ta trang trí không gian sống thêm sống động và tràn đầy sắc màu hơn. Chúng có thể được trồng trong các chậu cây treo trước cửa nhà hoặc ban công, hoặc cũng có thể trồng được trong các khu đất trống.

 Ngoài ra, loài cây xương rồng giáng sinh này còn có khả năng hấp thụ các chất độc hại có hại cho sức khỏe của con người ở trong không khí. Từ đó sẽ giúp bảo vệ con người được tốt hơn. Bên cạnh đó, vào buổi đêm loài cây này có thể hút khí CO2 và nhả khí O2, giúp điều hòa giấc ngủ của con người được tốt hơn.

Đất trồng

 Đất trồng lan càng cua phải giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và hơi chua. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chọn giống và trồng cây

 Cây lan càng cua thường được nhân giống bằng phương pháp ghép cây hoặc giâm cành. Tốt nhất là nên trồng vào mùa khô.

 Chép cây: Gốc ghép thường được chọn là cây xương rồng, trước khi cắt ghép thì khử trùng dao bằng cồn hoặc hơ qua lửa đỏ. Chọn cành lan càng cua ghép dẹt hai bên khoảng 2 - 3 đốt ngón tay rồi xén ngang thân thành hình chữ V, cắm vào gốc ghép, sâu khoảng 2 - 3cm sau đó buộc chặt bằng tấm nilon, để vào nơi râm mát. Khi tưới nước không nên tưới nhiều, không tưới vào vết ghép, sau nửa tháng là cây sống ổn định. Phương pháp này rất được ưu chuộng vì cây sinh trưởng nhanh, hoa nở nhiều.

 Giâm cành: Khi giâm cây có thể cắt mấy đốt thân, hong khô 1-2 ngày rồi cắm vào đất tơi xốp, tưới một ít nước. Về sau cách 3-5 ngày tưới 1 lần, không để đọng nước, sau 1 tháng là ra rễ, nảy chồi mới. Lưu ý: Nhân giống giâm cành cây không đẹp và hoa không nhiều.

Chăm sóc

 Nên thường xuyên xịt nước trên lá cho cây lan càng cua. Nhưng loài này ưa môi trường tương đối khô, độ ẩm lý tưởng khoảng 40 - 60%. Tưới nước phải theo nguyên tắc không quá khô cũng không quá ướt, đất trồng trong chậu cũng phải theo nguyên tắc này.

 Dùng loại phân hữu cơ đã lên men, phân tro để bón cho cây lan càng cua. Nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa. Hoa lan càng cua có yêu cầu khá cao đối với phân bón, cách 10 ngày nên bón phân 1 lần, tốt nhất là dùng luân phiên 2 dạng phân tưới và phân hỗn hợp. Đến mùa Thu có thể ngừng hoặc bón ít đạm, nên bón chủ yếu lân, kali vì như thế sẽ thuận lợi cho việc ra hoa.

 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét