Cây huyền trân công chúa

 Cây huyền chân công chúa có tên khoa học là Gmelina philippinensis Cham. Cây huyền chân công chúa còn có tên khác như cây găng tu hú, tu hú Phi Luật Tân, Tu hú lá đề tím. Cây có nguồn gốc từ Bán đảo Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Thái lan và Philippines. Ở Việt Nam cây huyền chân công chúa ít được phổ biến, cây được trồng lẻ tẻ ở một số nơi hộ gia đình và chùa trong Miền Nam.

 Là cây thân gỗ mọc bụi nhỏ, thân có gai, cây có dạng đứng, có tán trườn, lá mọc đối có phiến nguyên hay có thùy cạn, lá có cuống ngắn, hình trứng hoặc hình giọt nước, màu xanh nhạt lá non và lá già xanh đậm, có chiều dài từ 3 – 7 cm. Hoa nở thành chùm dài từ 40 – 80 cm, hoa màu vàng, rủ từ trên đầu cành xuống, hoa lớn màu vàng đậm, có hình tương tự mỏ vẹt. Quả màu xanh khi non và khi chín có màu vàng.

- Cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, tạo thành cây có tán lá sum suê, xanh bắt mắt. Trong điều kiện tự nhiên cây có thể phát triển cao đến 4 - 5 m. Cây không yêu cầu khắt khe với điều kiện đất, có thể thích ứng với nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt nặng đến đất thịt nhẹ, … Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn hoặc chịu một phần bóng râm. Cây nở hoa rải rác quanh năm nhưng nở rộ vào tháng 12 dương lịch đến mùa xuân năm sau.

- Cây được trồng và sử dụng như cây dược liệu quý: Có thể lấy rễ cây sắc uống dùng chữa đau khớp, đau lưng và đau thần kinh. Lá dùng ngoài đắp chỗ đau sung khớp, xương; cũng dùng làm thuốc thanh lọc, giải nhiệt cho cơ thể, chữa cảm sốt.

 Với đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, hoa nở quanh năm, hoa lạ đẹp, bắt mắt nên vài năm trở lại đây cây được trồng làm cảnh trang trí được nhiều người ưa chuộng.

- Là cây ưa khí hậu mát mẻ, nắng nhẹ, có khả năng chị nắng, ít chịu lạnh. Đối với cây huyền trân công chúa thời điểm thích hợp trồng nhất vào mùa xuân từ tháng 2 – 3 và mùa thu tháng 7 – 8.

- Nếu trồng thời điểm lạnh của mùa đông, cây sinh trưởng chậm có thể gây chết cây. Thời tiết nắng nóng trên 35oC cây hay bị cháy lá, chụi cây khó phục hồi.

- Cây giống cây huyền trân công chúa ít cơ sở trên thị trường bán do cây nhập khẩu. Cần chọn nơi cung ứng uy tín chất lượng, đảm bảo chất lượng cây giống sinh trưởng phát triển khỏe mạnh sau trồng.

* Đất trồng cây huyền trân công chúa

- Cây huyền trân công chúa không yêu cầu khắt khe về đất. Cây có khả năng thích ứng với nhiều loại đất như đất thịt nặng, đất cát , … Để cây sinh trưởng tốt nên trông cây trên đất hữu cơ giàu dinh dưỡng.

- Đất trồng có thể được phối trộn theo tỷ lệ: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).  

- Do thân cây có gai cứng, hoa rủ dài nên nên trồng cây trên cách bồn cao. Kích thước đường kính bồn trồng từ 1,2 – 1,5 m, chiều cao từ 80 – 100 cm.

- Cây huyên trân công chúa khá khó nhân giống tại nước ta. Chủ yếu mua giống nhập khẩu. Theo chia sẻ một số nhà vườn cách chiết cành cây huyền trân công chúa thành công 100% như sau:

* Nhân giống cây huyền trân công chúa bằng cách chiết cành

- Thời điểm chiết nên tiến hành vào mùa xuân là tốt nhất, khoảng tháng 2 – 4. Trước đợt cắt tỉa đầu cành khi cành bắt đầu bật chồi non nới từ 3 – 5 cm. Chọn ngày chiết vào ngày nắng ráo. Cành chiết là cành bánh tẻ, thân cành không quá non, không quá già hóa gỗ.

- Giá thể bó bầu phối trộn bao gồm: Bùn ao phơi khô + rễ bèo + trấu hun, tỷ lệ 2:1:1. Sau khi trộn theo tỷ lệ phơi nắng để khử khuẩn hoặc phun thuốc khử khuẩn ủ từ 5 – 7 ngày mới sử dụng. Trước khi bó bầu tiến hành phun thuốc kích thích sinh trưởng vào giá thể cho độ ẩm giá thể từ 80 – 85%, rồi tiến hành bó bầu.

- Vị trí chiết cành cách đầu cành từ 20 – 30 cm, tiến hành khoanh vỏ cành chiết khoảng 1 cm, cạo vỏ đến phần gỗ. Khoanh cành chiết xong để khô tự nhiên từ 3 – 4 giờ. Bôi chất kích thích ra rễ vào vết khoanh và để tự khô từ 1 – 2 giờ cho thuốc ngấm vào cành.

- Cho giá thể bó bầu quanh viết khoanh bầu rồi dùng miếng bì bó lại hai đầu và bó chặt bầu. Tránh làm vỡ bầu trong suốt quá trình chiết cành.

- Trong suốt quá trình chiết cần đảm bảo độ ẩm của giá thể chiết bầu từ 60 – 70%. Bằng cách tùy vào độ ẩm của thời tiết để tưới ẩm cho bầu chiết 1 lần/ngày. Sau 1 tháng cành chiết bắt đầu ra rễ. Thời gian chiết đến khi cắt trồng từ 3 – 4 tháng.

- Vị trí trồng có thể trồng nơi ánh sáng hoàn toàn hoặc bóng râm một phần. Cho 2/3 giá thể đã chuẩn bị vào bồn, tiến hành bón lót cho cây bằng các phân bón lót chuyên dụng có bán trên thị trường như NPK 5:10:3, 8:16:8, … Liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất. Sau đó lấp một lớp giá thể lên trên dày từ 10 – 15 cm. Tưới đẫm nước trước khi trồng.

- Nhẹ nhàng chuyển cây từ bầu vào bồn tránh làm vỡ bầu gây tổn thương bộ rễ cây, gây chết cây. Bổ sung thêm giá thể đến miệng bầu cây, tránh trồng sâu, ấn nhẹ để cổ định cây. Có thể lấy cây cắm gia cố cây mới trồng.

- Tưới nước: Cây có khả năng chịu hạn nhẹ, không chịu úng nên lưu ý chế độ đảm bảo độ ẩm cho cây. Tùy vào điều kiện cụ thể để quyết định số lần tưới nước cho cây từ 1 – 2 lần/ngày. Trong suốt quá trình trồng đảm bảo độ ẩm từ 50 – 60% để cây sinh trưởng phát triển tốt.

- Bón phân: Cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra hoa rải rác quanh năm nên bón phân theo định kỳ cho cây. Cứ 1 tháng bón phân 1 lần, nên chọn các loại phân bón hữu cơ hòa tưới cho cây để cây hấp thụ nhanh. Bón sau mỗi lần cắt tỉa. Có thể sử dụng phân NPK, liều lượng bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Vào cuối mùa đông, đầu xuân khi cây bắt đầu nở hoa rộ cần bón định kỳ 15 ngày tưới phân 1 lần. Đối với phân hữu cơ 1 năm bổ sung 2 – 3 lần vào tháng 1, tháng 6 và tháng 11 dương lịch, lượng bón 3 – 5 kg/gốc.

 Cắt tỉa: Cây càng cắt tỉa nhiều càng cho ra lộc mới càng nhiều hoa. Tùy vào mục đích thời điểm ra hoa để điều chỉnh thời gian cắt tỉa. Trung bình sau cắt tỉa, chăm bón tốt khoảng 10 – 15 ngày cây bật chồi non. Sau 30 – 35 ngày cây ra một đợt hoa mới. Mỗi lần cắt tỉa nên cắt không quá 1/2 tổng số cành, để đảm bảo cây nhanh hồi phục sau cắt tỉa.

- Sâu bệnh hại: Cây có sức đề kháng cao nên hầu như không cần xử lý sâu bệnh hại. Tùy nhiên trong suốt quá trình trồng cần theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời.