Cây nguyệt quế là cây trồng thông dụng có hoa đẹp và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như dùng cây để làm cây cảnh bonsai, trồng viền, trồng nền, trồng làm bồn hoa, trồng làm hàng rào ở công viên, sân vườn hay biệt thự.

cây nguyệt quế

    Đến mùa hoa nở rữc trắng cả con đường, mùi thơm đặc trưng của hoa nguyệt quế khiến nhiều người yêu thích được xem là cây trồng không thể thiếu trong sân vườn hay công viên, biệt thự. Cùng Phương Garden tìm hiểu chi tiết hơn về cây nguyệt quế này nhé.

    Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ phí Nam và Đông Nam Á và được trồng phổ biến rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở Việt Nam.

    Cây có tên khoa học là Murraya paniculata, cây nguyệt quế còn được gọi với tên khác như: cây nguyệt quý, nguyệt quới, nguyệt quất.

    Là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 1-6m, có lá màu xanh non bóng mượt, hoa 5 cánh uốn cong màu trắng và mùi thơm nhẹ đặc trưng hấp dẫn. Cây thường ra hoa quanh năm nên lại càng được rất nhiều người yêu thích.

    Cây có quả màu cam hoặc màu đỏ khi chin. Cây nguyệt quế trồng làm cây kiểng bonsai, những trái màu đỏ rực mang phong thuỷ may mắn tài lộc cho những ai sở hữu.

    Công dụng

công dụng cây nguyệt quế

    Với những công dụng tuyệt vời của cây, vừa làm cây trồng công viên, sân vườn và có thể cây cảnh bonsai chưng kiểng.

    Cây xanh góp phần giúp thanh lộc không khí, hấp thụ khói bụi giảm thiểu ô nhiễm không khí cho môi trường sống trở nên trong lành hơn.

    Nhiều người cho biết, cây nguyệt quế làm thuốc chữa bệnh nhưng chúng ta không được tự ý sử dụng mà phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho bạn và gia đình bạn.

    Không gian trở nên xanh mướt và đẹp hơn nếu trồng cây nguyệt quế quanh khuôn viên gia đình bạn.

    Hương thơm toả ra từ cây nguyệt quế sẽ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái và giảm stress rất hiệu quả.

    Ý nghĩa phong thuỷ của cây nguyệt quế

    Cũng như tên gọi của nó là cây nguyệt quế, cây tượng trưng cho người chiến thắng, theo quan niệm xưa trồng cây nguyệt quế trong nhà giúp gia đình luôn luôn gặp nhiều may mắn, thành công và đỗ đạt trong thi cử.

    Cây nguyệt quế rất dễ trồng và chăm sóc và còn phù hợp với tất cả các tuổi và mệnh, nên mỗi gia đình nên chọn một gốc để trồng cây nguyệt quế mang lại may mắn cho mình nhé.

    Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế ra hoa quanh năm

    Cây nguyệt quế là cây trồng chịu được khí hậu khắc nhiệt, sống tốt trong môi trường ánh sáng chiếu trực tiếp. Nên việc trồng và chăm sóc cây đơn giản và bạn chỉ cần lưu ý những điểm sau để tự tay trồng cây ra hoa đẹp cho khu vườn của bạn.

    Tiêu chuẩn chọn cây

    Cây có bộ rễ khoẻ, không sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt

    Cách trồng cây làm cây tạo hình, cây trồng viền, cây trồng nền ở công viên

    Đào hố trồng: Hố trồng thường có kích thước 0.8mx0.8m, bạn phải loại bỏ hết sỏi đá, phế liệu xây dựng, bê tông, rễ cây.

    Đất trồng cây: Gồm hỗn hợp phân bò, tro trấu, xơ dừa, phân vi sinh theo tỷ lệ 1:1:2:1, hỗn hợp trên 50% lót dưới hố, 50% trộn với lớp đất mặt để lấp cây.

    Chống cây: Khi sử dụng cây nguyệt quế trồng làm cây tạo hình có chiều cao trên 1.5m thì chúng ta nên chống cây, để cây khỏi bị rung lắc, giúp cây bén rễ và phát triển nhanh hơn.

tường cây hoa nguyệt quế

    Hướng dẫn cách chăm sóc cây

    Chế độ nước tưới: Khoảng thời gian sau trồng từ 10-15 ngày đầu bạn nên tưới nước thường xuyên 1 ngày/lần. Sau 15 ngày tuỳ vào điều kiện thời tiết bạn có thể giảm chế độ tưới từ 3-4 lần/tuần.

    Chú ý: Nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hiện tượng cây bị sốc nhiệt và chết. Tưới 10 – 12 lít nước/cây.

    Ánh sáng: Khi cây được chiếu sáng liên tục thì cây sẽ ra hoa nhiều hơn.

    Chế độ dinh dưỡng: Chế độ bón phân hợp lý giúp cây sinh trưởng nhanh hơn, bón phân 1 lần/tháng. Phân bón NPK 16-16-8 trong thời gian đầu mới trồng. Khi cây ra hoa nên bón phân NPK 16-8-16 phân có hàm lượng kali cao cây ra hoa nhiều và đẹp hơn. Liều lượng 50-100gr/ cây.

    Nếu cây trồng chậu làm cây bonsai chúng ta nên thay đất cho cây 2 lần/ năm, loại bỏ 1/3 đất cũ thay bằng đất mới chứa nhiều chất hữu. Cây sinh trưởng vượt quá kích thước chậu bạn nên thay chậu mới cho cây giúp cây đâm chồi, nảy lọc và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

    Phun thuốc trừ sâu bệnh hại

    Khi xuất hiện sâu bệnh hại phun liên tiếp 2 lần mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Cây ra lá non thường bị sâu vẽ bùa, bạn chú ý kiểm tra cây trong thời gian cây ra lá non để phun thuốc kịp thời.

    Nhân giống cây nguyệt quế

    Cây được nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như: Gieo hạt, giâm cành, chiết cành, ghép mắt… phương pháp trồng đơn giản, nếu muốn cây ra hoa nhanh bạn nên chọn phương pháp giâm cành.