Cây Si Rô
Cây Si Rô, Sirô, Xirô có tên gọi tiếng anh là
Carissa carandas L. Cây thường có chiều cao từ 2m đến 5m, gai cứng, nhựa mủ trắng.
Lá có phiến bầu dục. Quả mọng dài 1,5-2,5cm, đường kính 1-2cm, đỏ rồi tím đậm,
hạt 1-2. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả
chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt.
Không nên ăn nhiều quả tươi một lúc (nhiều hơn 10 trái) và trước khi ăn bạn phải
để cho trái chảy sạch mủ.
Đặc điểm hình thái cây Si Rô
Thân, tán, lá Cây Si Rô
Cây Si Rô thuộc loại tiểu mộc,
mọc thành bụi, cao 2 – 4m, cành nhánh sum suê, có gai nhọn, một số gai phân
nhánh thành 2 mũi nhọn. Lá thường xanh, mọc đối, lá nguyên, dài 4 – 7cm, hai
đầu tròn, mút lá hơi nhọn hay khuyết vào. Cuống lá ngắn khoảng 2 – 3mm. Bứt lá,
cành, quả đều chảy mủ
Hoa, quả, hạt cây Si Rô
Quả Si Rô to bằng quả nho, lúc
non màu trắng, đỏ rồi chín đen. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm
nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu,
làm si rô, làm mứt. Cây si rô thường được trồng làm cây cảnh. Hoa tụ tán ở ngọn
cành, vàng hoa có ống hường, hoa đỏ hoặc trắng.
Đặc tính sinh lý, hình thái của
cây Si Rô
Tốc độ sinh trưởng
Trung bình
Sinh lý cây Si Rô
Cây Si Rô thường được trồng làm
cây cảnh hoặc hàng rào. Có thể trồng đại trà tại các vùng đồi hoang để khai
thác quả. Tuy mủ quả hơi độc, nhưng vì chua nên không ăn được nhiều và không sợ
ngộ độc. Bứt cuống quả chờ cho chảy bớt mủ rồi hãy ăn. Mỗi lần không nên ăn quá
10 quả. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả
chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt.
Cách chăm sóc
Cây Si Rô có nguồn gốc từ núi
rừng cho nên thuộc tính của nó có nhiều ưu điểm nổi bật, có sức đề kháng tốt và
chịu được môi trường khắc nghiệt.
Khi trồng cây này phải tìm chổ
có đầy đủ ánh nắng, cây không chịu được râm.
Thường xuyên tưới nước cho cây,
khi tưới phải ướt đẩm cả phần thân và lá của chúng, một ngày nên tưới một lần
vào lúc sáng, không được để cây ngập úng, vì thể phải tạo điều kiện cho cây
thoát nước tốt.
Đất trồng chỉ cần tơi xốp và dễ
bắn rễ là được, muốn ra hoa và trái thì phải tăng cường lượng phân bón cho
chúng, đặc biệt là phân hữu cơ và hóa học.
Kiểm tra sâu bệnh để phòng trừ
kịp thời, khi cây phát triển um tùm, nhánh mọc dài và cong xuống thì phải cắt
tỉa bớt, làm như thế cây dễ ra hoa và kết trái hơn.
Nhân giống Cây Si Rô
Cây Si Rô thường nhân giống
bằng cách ươm hạt và chiếc cành.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!