Cây Thủy trúc

- Tên thông thường: thủy trúc, lác dù, trúc ngược…

- Tên khoa học: Cyperus involucratus/ Cyperus alternifolius

- Họ thực vật: Cyperaceae (họ Cói)

- Nguồn gốc xuất xứ: Madagasca, châu Phi

Đặc điểm hình thái của cây:

- Thủy trúc là cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao trung bình của cây thường nằm khoảng 40 - 70cm trong môi trường tự nhiên.

- Cây Thủy trúc có hình dáng rất nổi bật, lá và thân đều đẹp. Thân tròn cứng cáp, bề mặt nhẵn bóng và có màu xanh lục đậm. Cây thường mọc thành bụi dày và thẳng. Thích hợp trồng cả thủy sinh lẫn trồng đất. 

- Lá cây thủy trúc giảm thành các bẹ ở gốc, còn các lá bắc ở đỉnh phát triển lớn ra, dài, xòe và xếp vòng quanh, cong xuống. Phần lá mỏng, gân chính nổi rõ, lá có màu xanh.

- Hoa thủy trúc có cuống chung dài thẳng, xếp tỏa ra nổi trên đám lá bắc. Hoa lúc non có màu trắng, khi già chuyển dần sang màu nâu.

- Rễ của cây thủy trúc có dạng chùm bám chắc và rất khỏe, rễ ăn sâu trong môi trường bùn nước.

Cách trồng và chăm sóc cây Thủy trúc:

- Ánh sáng: thủy trúc vừa ưa sáng, lại có thể chịu được bóng râm, sống được ở trong nhà.

- Nhiệt độ: Cây chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu nóng hoặc rét tốt.

- Tưới nước: Cây chịu hạn hoặc úng tốt nên việc tưới nước đơn giản. Rễ thủy trúc dạng chùm nhưng rất khỏe.


Thủy trúc mọc khỏe, phát triển nhanh nên trong quá trình phát triển thủy trúc hay thay lá, bạn cần thường xuyên cắt bỏ lá úa vàng tránh làm rụng lá xuống nước làm mất mỹ quan và ô nhiễm nước. Nếu trồng thủy sinh cần chú ý lượng nước quá cao làm ngập thân và chạm đến lá dễ làm lá vàng và thối rữa.

- Khi trồng thủy trúc trong bể nước hoặc bể cá thì không cần chăm sóc nhiều, nếu trồng bình thủy sinh chú ý 10-15 ngày vệ sinh bình, thay nước và dinh dưỡng cho cây, đồng thời cắt tỉa lá già, úa.

Khi ta trồng cây thủy trúc xen kẽ với những khóm hoa, xung quanh bờ rào hay đồi cảnh, thì ta phải cung cấp một lượng đất màu mỡ cho cây, ngoài ra, cây là cây thân mềm nên cần dùng cây chống đỡ để cây khỏi ngã trước gió, hoặc nếu trồng cnahf những cây lá màu thì khỏi chống đỡ, cứ để chúng tựa lẫn vào nhau.

Thường xuyên tưới nước cho cây, mỗi ngày tưới 1 - 2 lần, cây chịu úng tốt nên không sao. Ngoài ra cũng cần kiểm tra và cắt bỏ lá già, bón thêm phân hóa học định kỳ cho cây.

Dùng tay tách bỏ các lá vàng hoặc bị thối, tỉa các rễ mềm những đi. Khi tỉa, nên nhẹ nhàng để không làm gãy các củ bên cạnh.

Khi trồng, phải chọn loại chậu thích hợp để đủ lượng đất để cây phát triển, ngoài ra phải chọn loại cây trưởng thành, có thân cứng cáp đã phát triển ổn định ngoài đất, tưới nước một ngày một lần, một tuần cho hứng nắng khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ.

Nếu trồng thủy sinh thì sẽ dễ dàng hơn, và cây sẽ phát triển khỏe mạnh hơn, mặc khác còn có thể lọc nước, mang đến môi trường nước trong sạch hơn.

Khi trồng dưới nước, bạn phải cố định gốc cây cho nước không bào mòn gốc lúc chưa ổn định, có thể dùng đá cố định, vừa làm bồn giả, vừa trang trí. Mức nước trồng cây chỉ ngập vừa đủ, không quá cao, ngập chừng nửa thân là được, không cho nước ngập tới lá sẽ làm thối lá.

Chú ý đến động tác rửa lá cây, vì lá xòe rộng nên dễ hứng bụi, vì thế một tuần nên xịt nước rửa lá một lần.

Công dụng của cây Thủy trúc:

- Cây thủy trúc có bộ rễ khỏe, thân cây mảnh mai xanh bóng, mọc thành bụi tỏa tròn đẹp, không cần chăm sóc nhiều, dễ phối hợp tạo tiểu cảnh đẹp nên được yêu thích trồng trang trí sân vườn, hồ nước, nhà cửa, trồng chậu, bình thủy sinh.

- Thủy trúc còn được trồng phối hợp với các loại cây thủy sinh khác như sen súng để tạo phối cảnh. Ngoài tác dụng trang trí ,thủy trúc còn có tác dụng lọc không khí, lọc nước làm trong nước, nước lắng cặn rất tốt.

- Với vóc dáng thanh mảnh, cùng vòng lá xếp duyên dáng như một bông hoa xinh, thủy trúc còn được sử dụng để cắm hoa nghệ thuật.

- Một số bạn trẻ còn sử dụng chậu thủy tinh để trồng thủy trúc trang trí bàn làm việc, phòng tiếp khách để tăng thêm tính thẩm mỹ.

- Một mặt đặc biệt về cây thủy trúc nữa, chính là khả năng trừ tà, trồng cây trước hoặc sau nhà sẽ đem đến may mắn và những điều tốt lành cho gia chủ.