Hồng tú cầu

Tên gọi: Hồng tú cầu còn có tên gọi khác là cây hoa pháo hồng, cây hồng tú cầu đỏ…

 

Nguồn gốc: Hồng tú cầu có nguồn gốc từ Châu phi

 

Tên khoa học: Heamanthus katherinae

 

Đặc điểm: Hồng tú cầu thuộc loài cây thân thảo, thân cây mềm và xốp được phát triển từ củ nằm sâu dưới đất.


Hồng tú cầu có khả năng mê hoặc bất kì một người yêu hoa nào bởi đóa hoa rực rỡ, tròn xoe của mình. Đóa hoa tròn đẹp với nhiều cánh li ti tỏa ra như một bông pháp nổ rực rỡ khiến rất nhiều người yêu thích và mong muốn sở hữu cho mình một chậu cây hoa hồng tú cầu. Để những người yêu hoa có thể sở hữu một chậu hoa thực sự ưng ý, chúng ta cùng tìm hiểu cách trồng và chăm sóc loài hoa này.

 Chuẩn bị trồng cây tú cầu

 Hoa hồng tú cầu đỏ khác hoàn toàn với nhiều loài hoa khác là có thể ra nhiều hoa trong nhiều thời điểm trong năm. Hồng tú cầu chỉ cho mỗi thân duy nhất một bông hoa và nở 1 lần trong năm là khoảng tháng 4 đến tháng 8. Tuy nhiên, hoa hồng tú cầu lại rất bền và tươi lâu có thể chơi được đến 10 ngày.

 Để có thể trồng được loài hoa này, cần chuẩn bị nhiều thứ, trong đó đất trồng là yếu tố đầu tiên không thể thiếu. Đất trồng hồng tú cầu phải tơi xốp, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ ẩm cao thì mới có thể sinh trưởng và phát triển tốt được. Ngoài ra, cần chuẩn bị củ hồng tú cầu để trồng, tùy thuộc vào diện tích đất trồng mà chọn từ một đến nhiều củ. Cần lưu ý, củ trồng phải cứng, chắc chắn không được quá non nếu không cây sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được. Chậu trồng, phân bón, xơ dừa cũng là những thứ cần chuẩn bị.


Cách trồng và chăm sóc cây hồng tú cầu

 

Loài hoa cảnh này ưa sáng vì thế nên trồng ở nơi có khí hậu ấm áp, độ ẩm cao có đủ ánh nắng nhưng không quá chói chang. Môi trường lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng và phát triển chính là dưới những tán cây lớn. Khi trồng cây, nên làm sạch rễ củ hồng tú cầu sau đó đặt lên lớp đất trộn xơ dừa đã chuẩn bị trước và cho đất vào để giữ cho củ được đứng vững. Lưu ý nên để lộ phần vòi bông, nếu bịt chặt sẽ gây úng và thối củ.


 

Trong thời kì mùa đông, cây hồng tú cầu sẽ ngủ, lá úa tàn và trụi hết, lúc này không cần cung cấp thêm nước hay chất dinh dưỡng, một tuần nên tưới một lần. Sang xuân khi cây nhú mầm phát triển và trổ hoa, nhu cầu nước và chất dinh dưỡng tăng cao nên cần bổ sung nhiều nước và lưu ý lượng nước vừa đủ, không được gây úng sẽ thối củ. Nên bón phân chuồng, bùn ao, phân vi sinh, phân tổng hợp, phân bón lá để cho cây phát triển tốt. Nhìn chung, trồng và chăm sóc cây hoa cảnh này không quá khó và phức tạp, mọi người chỉ cần chú ý và lưu tâm là có thể thực hiện được.