Cây thanh tâm
Tên khoa học:
Aglaonema modestum Schott và Aglaonema modestum Engl
Họ: Araceae
Nguồn gốc: từ vùng
phía bắc Bangladesh, miền nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Bắc Thái Lan,
Bắc Lào
Cây có tốc độ sinh
trưởng nhanh, ưa khí hậu mát mẻ và ẩm ướt. Đặc biệt cây có thể trồng trên đất,
hoặc có thể trồng thủy sinh nếu muốn.
Cây có chiều cao trung
bình khoảng 30 – 60 cm, là cây thân thảo xanh quanh năm và mọc thành bụi. Tán
của cây dạng hình tròn và xòe rộng, rễ cây dạng chùm màu trắng rất khỏe.
Cây thanh tâm có lá
màu xanh đậm và có 2 dạng hình đó là hình bầu dục hoặc hình mũi mác, mặt lá
trơn bóng, gân lá đối xứng nhau, cuống lá có dạng ống, thuôn dài.
Cây có bộ lá và rễ cây
rất đẹp, màu xanh bóng đậm của lá, bộ rễ trắng đâm tua tủa trong làn nước
trông rất sạch sẽ, rất thích hợp để trang trí bàn làm việc, phòng ngủ.
Hoa của cây thanh tâm
dạng tua dài khoảng 20 – 30 cm, trên mỗi tua có những chùm hoa nhỏ, hoa khi ở
dạng nụ có màu xanh, khi ra hoa có màu trắng nhị vàng, những bông hoa nở mang
một vẻ đẹp tinh khiết, dịu dàng.
Tuy nhiên, Thanh Tâm
rất ít khi ra hoa trong điều kiện trồng làm cảnh. Rất hiếm khi thấy Thanh Tâm
ra hoa, vì thế mỗi khi nó ra hoa, báo hiệu sắp có điềm may mắn đến với bạn và
gia đình.
Ý nghĩa
phong thủy cây thanh tâm
Ý nghĩa
chung
Cây thanh tâm có ý nghĩa phong thủy là giúp gia chủ bình lặng
trong tâm hồn, xua tan mọi mệt mỏi căng thẳng, những điều không hay trong cuộc
sống và trong công việc.
Ngoài ra loại cây này còn tượng trưng cho sự bình yên và hạnh
phúc, thế nên trồng khi cây thanh tâm để bàn sẽ giúp mang lại niềm tin vào một
tương lai tươi sáng.
Cây
thanh tâm hợp mệnh gì?
Theo phong thủy, cây thanh tâm có lá màu xanh mướt, bộ rễ trắng
tinh nên rất phù hợp với những người mệnh Mộc và Thủy.
Công dụng
của cây thanh tâm
Công dụng
trang trí
Loài cây này có hình dáng đẹp, cũng khá giống với một số cây như
cây Vạn Lộc, Cây Vạn Niên Thanh, hay cây Bạch Mã Hoàng Tử, Cây Phú Quý… nên
nhìn khá hấp dẫn và lạ mắt. Bạn có thể trồng trong chậu đất, hoặc Bình thủy
sinh để bàn đều rất phù hợp.
Công dụng
lọc khí
Cây còn có khả năng lọc khí và hấp thụ các chất độc, khói bụi,
các khí thải từ thiết bị điện tử công nghiệp cực tốt. Vì thế, nó giúp cho không
gian thêm trong lành, tăng cường sức khỏe cho mọi người tốt hơn.
Công dụng
làm quà tặng
Cây cũng thường được dùng làm quà tặng cho những người theo đạo
phật mang đến sự tịnh tâm, thanh tịnh
Cách trồng
và chăm sóc cây Thanh Tâm
Cách trồng
cây thanh tâm
Cây trồng và nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách nhánh cây
con.
Cách
chăm sóc cây thanh tâm
Thanh tâm thuộc cây ưa ẩm, mát
mẻ và phát triển nhanh, dễ chăm. Tuy nhiên cần lưu ý một số yếu tố để cây có
thể sinh trường một cách thuận lợi nhất. Cụ thể:
Về ánh sáng: Cây ưa nắng bán phần hoặc gián tiếp, nắng dịu. Cần
chú ý tránh ánh nắng gay gắt trưa hè chiếu trực tiếp, cây có thể bị chết.
Về nước tưới: Nếu trồng thủy sinh thì cần thay nước 1 tuần 1 lần,
còn trồng trong đất thì nên tưới 2 ngày 1 lần.
Về đất trồng: Tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm đầy đủ
Nhiệt độ: Thanh tâm ưa mát, chịu nắng nóng và rét kém. Nhiệt độ
phù hợp với cây là 18-26oC.
Độ ẩm: Cây ưa đô ẩm trung bình
Bón phân: Định kỳ phải bổ sung phân hữu cơ hoại mục, phân trùn
quế, phân vô cơ và các loại phân bón lá. Đối với cây thủy sinh thì mỗi tuần nên
cung cấp chất dinh dưỡng vào nước cho cây.
Những lưu ý khi chăm
sóc cây thanh tâm
Khi đặt cây trong nhà
cần thường xuyên lau lá để giữ màu cho cây. Cần chú ý không để đọng nước trên
lá vì lá cây sẽ bị héo, úng.
Không đổ bã chè, bã
café vào chậu cây, luôn giữa mặt chậu cây thoáng.
Khi cây xuất hiện các
lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
Cây bị rụng lá hoặc
các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt.
Cách tuần nên mang cây
thanh tâm ra hưởng ánh nắng mặt trời, khoảng 2 tiếng. Thời gian phơi thích hợp
là từ 7h đến 9h, lúc này nắng không quá gắt.
Mỗi tuần thay nước cho
cây 1 lần, khi thay nước nên cắt bỏ những rễ bị hư. Cần chú ý rữa nhẹ rễ nhằm
loại bỏ những chất dơ bám trên rễ để rễ ra đẹp và kích thích cây ra nhiều rễ
mới
Cây Thanh tâm trồng trong
nước , nếu được chăm sóc kỹ,chúng sẽ sinh trưởng tốt . Tuy nhiên khi cây
bị nhiễm bệnh và suy yếu dần, ta nên mang trồng vào môi trường đất để nuôi
dưỡng cây.
0 Nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm!